Sản xuất, kinh doanh phân bón nhái, giả phức tạp và tràn lan

20/09/2013 - 18:18

PNO - PNO - Ngày 20/9, tại Hội thảo: “Thực trạng thị trường phân bón” do Hiệp Hội phân bón Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ NN&PTNT cùng phối hợp tổ chức tại TP.HCM, ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng...

edf40wrjww2tblPage:Content

San xuat, kinh doanh phan bon nhai, gia phuc tap va tran lan

Phân bón giả ( Ảnh internet )

 5 lít nước+ vài thìa ure bột = phân ure đậm đặc

Phân bón nhái nhãn mác thường được làm ở một số công ty, tổ hợp nhỏ lẻ nơi vùng sâu, vùng xa. Một số cơ sở ở tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đồng Nai, Hải Phòng, Phú Yến, Thanh Hóa… bị phát hiện đã in nhãn mác của các công ty có thương hiệu. Trong đó, trên bao bì ghi tổng hàm lượng dinh dưỡng 53%, nhưng khi cơ quan chức năng kiểm định thì phát hiện tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có... 2,99%...

Còn đối với loại phân bón ure nước, một số cơ sở đã sản xuất theo công thức: pha 5 lít nước với vài thìa canh ure bột. Sản phẩm này được đưa ra thị trường với giá 50.000 đồng/can (5 lít) và quảng cáo cho nông dân đây là phân ure đậm đặc. Còn công dụng được "đẩy" đến mây xanh: làm cho đất tốt, năng suất cao và kết hợp chống... hạn.

Kết quả, sản phẩm chống hạn dỏm này được tiêu thụ mạnh trong mùa hè ở khu vực Tây Nguyên, Phú Yên, Yên Bái… Còn hậu quả là nhiều cây trồng của nông dân đã bị chết hoặc không phát triển được.

Độc chiêu hơn, để tạo niềm tin cho nông dân, nhiều cơ sở sản xuất phân bón giả đã thông qua giới thiệu của Hội nông dân để tiếp cận người dân hoặc tổ chức hội thảo, tặng sản phẩm...

Đẩy mạnh công tác giám sát, tuyên truyền

Thống kê cho thấy, tình hình vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường ( QLTT) cả nước đã kiểm tra 5.372 vụ, xử lý 1.390 vụ với tổng số tiền phạt 17,2 tỷ đồng và tịch thu 917 tấn phân bón các loại.

Nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng với quy mô và số lượng lớn đã được Cục QLTT chuyển hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý. Bên cạnh đó, còn phát hiện nhiều trường hợp phân bón kém chất lượng nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm giả các thương hiệu phân bón của Việt Nam.

San xuat, kinh doanh phan bon nhai, gia phuc tap va tran lan

Tiêu hủy phân bón giả (Ảnh internet)

Để chống nạn kinh doanh, sản xuất phân bón nhái, giả, Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục Trưởng Cục QLTT, cho rằng: "Cần làm tốt công tác dự báo, nắm chắc diễn biến thị trường và làm rõ các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm. Từ đó rút ra các quy luật hoạt động của các cơ sở này, để có các phương án kiểm tra, kiểm soát hiệu quả”.

Còn theo đại diện Cục Cảnh sát Kinh tế - Bộ Công An thì Cục Cảnh sát kinh tế với Hiệp hộp phân bón, Cục hóa chất, Cục Trồng trọt, Cục QLTT cần tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn, và xử lý vi phạm kịp thời. Đồng thời, tuyên truyền để nông dân phân biệt phân bón thật, giả và tác hại của phân bón giả.

Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI