Khiếu nại bán hàng qua mạng: không 'tóc' làm sao nắm?

13/05/2017 - 00:30

PNO - Mỗi ngày, văn phòng Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) TP.HCM tiếp nhận 4 - 5 trường hợp khiếu nại vì bị lừa khi mua hàng qua mạng. Nhưng, hầu hết nơi bán là địa chỉ… “ma”.

Khiếu nại đơn vị…"ma”!

Luật gia Phan Thị Việt Thu - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi NTD TP.HCM cho biết, Hội có chức năng hòa giải nhưng với điều kiện phải có mặt của bên khiếu nại và cả bên bị khiếu nại.

Thế nhưng, qua rất nhiều vụ khiếu nại gần đây cho thấy, rất nhiều trang bán hàng online hiện nay là của các cá nhân hoạt động “chui”, không có địa chỉ rõ ràng. Vì vậy, khi người mua hàng khi gặp phải vấn đề thì không biết khiếu nại ai.

Thực tế qua các vụ việc khiếu nại cho thấy, các hình thức lừa đảo NTD khi mua hàng qua mạng ngày càng đa dạng, phức tạp. Từ không nhận bảo hành, đổi trả sản phẩm đúng như cam kết đến bán hàng kém chất lượng “treo đầu dê, bán thịt chó”, nhận tiền nhưng không giao hàng… Sau đó, bên bán khóa máy, bỏ số điện thoại, người mua chỉ biết…kêu trời!.

“Thậm chí, cả một số đơn vị bán hàng có tên tuổi cũng nhận tiền của khách nhưng không giao hàng với lý do hết hàng. Khách khiếu nại thì hứa sẽ trả lại tiền nhưng giam tiền của khách đến cả tháng mới chịu trả. Nhiều đơn vị khi biết người mua khiếu nại đến Hội thì mới giải quyết vì sợ mất uy tín”, luật gia Thu cho biết.

Theo cảnh báo của luật gia Thu, một hình thức phổ biến hiện nay là lừa trúng thưởng. Như trường hợp một khách hàng được một đơn vị thông báo đã trúng thưởng được 5 triệu đồng khi đăng ký mua điện thoại trị giá 8 triệu đồng.

Để nhận được mức thưởng này, khách hàng phải trả thêm 3 triệu đồng để nhận điện thoại trị giá 8 triệu đồng như đã đăng ký. Thế nhưng, tiền chuyển khoản xong, quà tặng nhận được là một chiếc điện thoại “cùi bắp” cũ giá chưa tới 100.000 đồng. Hội đành "bó tay", không giải quyết được vụ khiếu nại này vì người mua không tìm ra được đơn vị bán. Nhiều người nhờ Hội tìm giúp nhưng Hội không có đủ nhân lực, kinh phí và không có chức năng này.

“NTD cần cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm (SP) của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị SP, NTD phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì SP thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền NTD đã bỏ ra. Cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và NTD phải đóng tiền thuế, phí để nhận được SP”, luật gia Thu khuyến cáo.

Khieu nai ban hang qua mang: khong 'toc' lam sao nam?
Hàng thực tế nhận được chất lượng quá tệ so với hàng quảng cáo đẹp lung linh qua mạng.

Khó kiểm soát!?

Theo dữ liệu khiếu nại trong năm 2016 và quý I/2017 của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, tình trạng vi phạm quyền lợi NTD trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên.

Các vấn đề điển hình bị phản ánh, khiếu nại bao gồm: giao sai sản phẩm, sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web, giao hàng chậm, giao thiếu hàng khuyến mãi, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại, đăng sai giá, hủy đơn hàng không lý do, sản phẩm không có nhãn mác, nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại quảng cáo là hàng Mỹ, Nhật Bản, không cung cấp hóa đơn chứng từ.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng cảnh báo: “

Theo quy định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các trang thương mại điện tử hoặc trang mạng xã hội phải đăng ký với Bộ Công thương. Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực này tối đa lên tới 80 triệu đồng. Luật gia Thu kiến nghị:

Tuy nhiên, Đại diện Chi cục QLTT TP.HCM cho biết, kiểm tra nhiều đơn vị bán hàng qua mạng thì phát hiện địa chỉ đăng ký không có thực, có nơi khi lực lượng kiểm tra đến thì không có hàng hóa như giới thiệu. Đa số các đối tượng chỉ đưa hình ảnh và lấy hàng ở nơi khác bán khi khách mua, vì vậy rất khó xử lý vi phạm.

Cũng chính vì rất nhiều cá nhân tham gia bán hàng qua mạng nhưng là đơn vị bán “ma”, “không tóc” nên không ai quản lý, kiểm soát được. NTD chỉ còn cách tự bảo vệ quyền lợi của mình khi chọn lựa mua hàng qua kênh mua sắm này.

Nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…) cũng như tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…;

Bên cạnh đó, NTD nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua bằng cách tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm nhằm tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng.

Đặc biệt, cần cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh…

Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo.

Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI