Hậu duệ Cỏ May, ông chủ tuổi gà 'cùi bắp' mê trách nhiệm xã hội

31/01/2017 - 17:00

PNO - Diện áo sơ mi bỏ ngoài quần, đi dép sandal, ngồi xe Audi, Phạm Minh Thiện nói: “Tui được người ta gọi là cùi bắp, mà tui lại thích style này”.

Hậu duệ Cỏ May Group năm nay bước vào tuổi 36, anh bảo mình cầm tinh con gà và gà thì rất giản dị, nhìn anh là thấy giản dị rồi. Tất cả mọi thứ cá nhân dùng cho mình, Thiện đều thấy “xót xót sao ấy” nên chỉ dùng đồ bình dân.

Chị gái thấy Thiện “hà tiện cho mình quá” nên toàn tự tay sắm đồ cho. Có mỗi cái xe, phương tiện gắn bó nhất với mình được anh đầu tư đến nơi đến chốn. “Không có ngày nào lại không ngồi trên xe, di chuyển nhiều nên muốn một cái thoải mái, an toàn để vừa di chuyển vừa tranh thủ làm việc được”, Thiện tỏ bày.

Những ngày sắp bước vào năm Đinh Dậu ai cũng tất bật. Với Thiện mọi thứ càng tất bật hơn bởi đây là năm đầu tiên anh chính thức tiếp quản cơ nghiệp từ người cha - người doanh nhân tử tế - đã quá cố chưa lâu.

Cũng trong năm qua, hàng loạt kế hoạch mới, dự án táo bạo đã được Thiện triển khai nên anh phải đi lại như con thoi. Hiếm hoi lắm chúng tôi mới tranh thủ gặp được Thiện trong một buổi chiều cuối năm.

Bán go như hàng tiêu dùng nhanh

Lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Cỏ May là sản xuất gạo và thức ăn thuỷ sản. Đây cũng là 2 mảng chính đang mang về doanh số hàng ngàn tỷ đồng cho Cỏ May hằng năm.

Tuy nhiên, thị trường ngày càng khó khăn, Cỏ May cũng không ngoại lệ. Không chỉ gặp khó với mảng xuất khẩu, thị trường gạo trong nước đang phải cân sức đấu với các thương hiệu gạo đến từ Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Việc không xây dựng được thương hiệu gạo riêng đã và đang trở thành bất lợi lớn đối với bất kỳ nhà sản xuất gạo nào, ngay cả trên sân nhà. Tình thế cấp bách này buộc doanh nghiệp không thể ngồi yên. Và Thiện đã chạy cấp tốc.

Hau due Co May, ong chu tuoi ga 'cui bap' me trach nhiem xa hoi
Quan niệm kinh doanh của Phạm Minh Thiện vẫn như cha mình, doanh nhân Phạm Văn Bên: Tất cả gói gọn trong chữ tình và trách nhiệm với cộng đồng. Ảnh: H.Nguyên.

Từ lúc có ý tưởng đến khi lên kế hoạch triển khai dự án bán lẻ gạo an toàn trên địa bàn TP.HCM đến với Thiện chỉ vỏn vẹn hơn...3 tuần. Vậy mà anh đặt mục tiêu đầy thử thách, sẽ có không dưới 3.000 điểm bán như thế được thiết lập đến hết năm 2017.

Thực ra, việc đưa gạo phủ khắp thành phố không có gì khó đối với các nhà sản xuất gạo. Ngay cả Cỏ May cũng đã đưa gạo của mình phủ khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung. Thế nhưng, việc đưa gạo có gắn tên thương hiệu rõ ràng, lại là thương hiệu gạo trong nước, len lỏi đến từng điểm bán mới là điều mà hầu như tất cả doanh nghiệp sản xuất lúa gạo trong nước chưa làm được.

Để hiện thực hóa kế hoạch của mình, Thiện cho bán gạo giống như một mặt hàng tiêu dùng nhanh, có thể phủ khắp các hang cùng ngõ hẻm như cách các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh vẫn làm.

Một mặt vẫn cung cấp số lượng lớn cho các nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, mặt khác doanh nghiệp đẩy mạnh đưa gạo phủ khắp các cửa hàng tạp hóa dưới tên “Gạo ngon 4 mùa”, và chỉ rõ nhận diện thương hiệu gạo là của Cỏ May. Với quy cách đóng gói  5 kg/ mỗi bao, gạo Cỏ May được hút chân không và thiết kế bắt mắt.

“Việc hút chân không sẽ hạn chế được sâu mọt, giúp chất lượng gạo luôn đảm bảo và ổn định. Khi mình kiểm soát được chất lượng thì gạo không còn đơn thuần là gạo nữa mà nó như một mặt hàng tiêu dùng nhanh”, Thiện lý giải.

Để ký gửi hàng tại các điểm bán tạp hóa, Thiện trang bị một tủ đựng gạo mini, được thiết kế xinh xắn, nhỏ gọn, không chiếm diện tích mà chủ tiệm tạp hóa nào cũng có thể trưng bày.

Khi tủ đựng này hư hỏng, chỉ cần đại lý gọi là sẽ được doanh nghiệp đổi cho một tủ khác. Bằng phương thức mua đứt bán đoạn, mỗi cửa tiệm tạp hóa chỉ cần bỏ ra 500.000 đồng, tức là đủ để mua 5 túi gạo (mỗi túi 5 kg) về bán, giống như cách họ vẫn bỏ số vốn nhỏ để mua thêm một mặt hàng tiêu dùng nhanh khác.

Đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn, Thiện chấp nhận "hy sinh" lợi nhuận để đổi lấy số lượng, quy mô thị trường lớn. Sau này, khi Cỏ May đã quen thuộc tới độ “ra ngõ gặp Cỏ May”, Thiện sẽ đưa thêm nhiều chủng loại gạo cao cấp hơn, giá trị gia tăng cao hơn ra thị trường. 

Hau due Co May, ong chu tuoi ga 'cui bap' me trach nhiem xa hoi
KTX 40 tỷ đồng cho sinh viên nghèo ở miễn phí  do doanh nghiệp Cỏ May đầu tư tại TP.HCM. Ảnh. H.Lam.

Trong lần ra mắt này, anh quyết định chọn phân khúc gạo bình dân (khoảng 20.000 đồng/kg) nhằm tiếp cận với số lượng khách hàng đang chiếm số đông nhất trong xã hội.

Xut khu thy sn khi chưa kịp xây xong nhà máy

Không chỉ xoay sở với gạo, mảng thức ăn thủy sản cũng làm hậu duệ 8X của Cỏ May toát mồ hôi. 2016 là năm cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này.

Chỉ trong vòng 1 năm, từ vị trí top đầu doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, đến nay Cỏ May đã “rớt hạng” xuống tận vị trí thứ 7-8, sau nhiều doanh nghiệp như Việt Thắng, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hoàng Long... Bối cảnh đó lại khiến Thiện không thể ngồi yên.

Ông chủ tuổi gà cho biết, nếu đà này cứ tiếp diễn, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do nhiều nguyên nhân, cá tra thương phẩm nuôi ra khó bán. Người nông dân buộc phải quay lại “ép” doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm nhận khâu bao tiêu sản phẩm.

“Ai có nhà máy chế biến và bao tiêu luôn đầu ra cho con cá tra thì nông dân lựa doanh nghiệp đó để mua thức ăn chăn nuôi. Coi như là một sự ràng buộc. Trong bối cảnh việc tiêu thụ cá tra thương phẩm khó khăn, yêu cầu đặt ra của người nông dân là điều dễ hiểu.

Và với yêu cầu này của người nuôi cá, Cỏ May khó tiếp tục bán được thức ăn chăn nuôi nếu không đầu tư nhà máy chế biến”, Thiện lý giải vì sao Cỏ May bước chân vào đầu tư một lĩnh vực trái ngành: chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Tình thế cấp bách buộc doanh nghiệp phải làm ngay, nhưng để sản xuất thì phải có nhà máy. Trong lúc chờ nhà máy được xây dựng, Thiện đã cho tìm kiếm đơn hàng và mượn nhà máy của các doanh nghiệp trong ngành để gia công sản phẩm.

Chỉ trong vòng 6 tháng gia nhập thị trường, Cỏ May đã đưa sản lượng tiêu thụ cá nguyên liệu vượt trên 100 tấn/ngày. Nhưng việc xuất khẩu cá với anh lại chưa phải mục tiêu chính. Mong muốn của Thiện là biến phi lê cá tra thành phụ phẩm, những thứ được coi là phụ phẩm của cá tra trước đây sẽ là những sản phẩm chính phẩm của Cỏ May.

Hau due Co May, ong chu tuoi ga 'cui bap' me trach nhiem xa hoi
Từ rất sớm, Cỏ May đã đầu tư dây chuyền tự động chuyển lúa nguyên liệu từ ghe mua vào nhà máy, để công nhân đỡ tốn sức. Ảnh H. Thúy.

Vẫn với cách đặt vấn đề ngược lại và luôn đầy ắp ý tưởng, Thiện tự hỏi “tại sao không biến phi lê cá tra thành phụ phẩm và biến những phụ phẩm trước đây, vốn được bán rất rẻ, làm chính phẩm”. 

Anh đã bắt đầu tìm hiểu và nhờ sự giúp sức của các nhà khoa học, bởi theo anh “mình không biết thì hỏi và để người khác làm, mình đóng vai trò nhạc trưởng thôi”.

Hiền lành và lối nói chuyện "rủ rỉ rù rì", hậu duệ của Cỏ May ngại nói về bản thân nhưng trong anh luôn đầy ắp những ý tưởng mới.

Năm 1981, khi anh sinh ra cũng là năm Cỏ May thành lập, chuyên sản xuất xà bông. Đó là năm Thiện được ba mẹ kể lại là gia đình đã bớt khổ.

Là con út trong gia đình 5 anh chị em, Thiện vừa được cha cưng, vừa được ông tin tưởng giao trọng trách lớn: tiếp quản cơ nghiệp kinh doanh của gia đình. Ở bên kia thế giới, ông Phạm Văn Bên, cha của Thiện chắc cũng rất hài lòng với lựa chọn của mình.

Chat vi Phm Minh Thin

* Theo quan nim thì năm tuổi không phi năm thun li với mình. Anh nghĩ thế nào về điu này?

- Hồi đó tới giờ, xuất phát từ ba của tôi, chúng tôi ít quan trọng chuyện ngày tháng, tuổi tác. Con cái sinh ra thì không làm thôi nôi, khai trương năm mới cũng không coi ngày. Cứ nghỉ Tết xong, người ta thường chọn ngày đẹp để khai trương nhưng ba tôi thì ngược lại, cứ ngày thứ Hai gần nhất sau Tết thì đi làm.

Tôi thấy dạo đó ba tôi còn hay tếu mấy bà đi lễ chùa, rằng ông không có đi lễ chùa, không có chơi với ông Phật nào hết trơn nên không dám làm cái gì bậy. Còn người ta quen với mấy ông Phật, có thể xin được nên lại hay làm bậy. (cười lớn)

* Kỳ vng ln nht ca anh trong năm nay là gì?

- Kỳ vọng lớn nhất của tôi trong năm 2017 chỉ gói gọn trong 2 chữ “minh bạch”, mà cụ thể và tập trung nhất là “Thực phẩm minh bạch”. 

* Trong năm ti, anh sẽ đy mnh mng kinh doanh nào ca Cỏ May?

- Việc kinh doanh thì vẫn phải đảm bảo sâu sát thị trường. Nhưng trong năm 2017, tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội.

“Cm” mê trách nhim xã hi

Ông chủ Phạm Minh Thiện đang cùng diễn viên Chi Bảo, Chủ tịch quỹ Hiểu về trái tim đang hợp tác thực hiện dự án phi lợi nhuận lớn về giáo dục, y tế. Việc đầu tiên là đầu tư trường tiểu học sau đó là bệnh viện Hiểu về trái tim ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Trường học sẽ triển khai năm 2017, đến 2019 trường thành hình để đón học sinh.

Ham làm việc thiện và có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng là điểm giống nhau nhiều nhất giữa Thiện và người cha của mình, doanh nhân đã đầu tư 40 tỷ đồng xây dựng ký túc xá cho sinh viên nghèo tại TP.HCM mang tên Cỏ May vừa đưa vào hoạt động hơn 2 năm trước.

“Trách nhiệm xã hội không phải chỉ Doanh nghiệp. Nếu mọi thành phần trong xã hội đều thể hiện trách nhiệm xã hội cao nhất, như người Nhật chẳng hạn, Việt Nam sẽ 'ngon' ngay mà không cần trông chờ nhà nước” Thiện nói. 

Hng Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI