Đột nhập "lò" mắt kính nhái hàng hiệu

26/11/2015 - 07:58

PNO - Trong vai người mua kính, chúng tôi đến con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương (P.8, Q.10, TP.HCM) để mua kính hàng hiệu với giá 500.000Đ.

Kính hàng hiệu rẻ bèo

Khác với hình dung ban đầu, đập vào mắt tôi là tiệm mắt kính xập xệ, chưa đến 20m2, mọi thứ bày biện rất lộn xộn, nhiều khách đứng ngồi lựa kính, cảnh mua bán xô bồ.

Một người đàn ông khoảng 50 tuổi đứng ngay cửa, ở trần, quần short, mặt mày nhăn nhó, luôn miệng nói như quát nạt: “Mua kính gì thì vào lựa nhanh”. Vừa bước vào cửa hàng, chúng tôi “choáng” trước một “rừng kính” với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như Ray-Ban, Oakley, Prada, Versace, Burberry, Chanel, Revo, Gucci, McQueen, Dior… Trong đó nhiều nhất là Ray-Ban với hàng chục kiểu dáng.

Lấy cho chúng tôi xem cặp kính Ray-Ban, có giá 700.000đ, cô nhân viên nói: “Kính này được làm từ thủy tinh quang học chất lượng nhất, có khả năng chống lại tia cực tím. Cho dù kính bị rơi hoặc bị tác động mạnh cũng không bị trầy xước”.

Dù trên tường cửa hàng dán đầy giấy A4, in các dòng chữ: “kính thời trang, xuất xứ Trung Quốc”, nhưng khi tôi thắc mắc kính Ray-Ban Trung Quốc, vì sao giá tới 700.000đ, các nhân viên ở đây cho rằng kính Trung Quốc là các loại kính khác, còn kính Ray-Ban này chính hiệu của Ý. Giá các loại kính hàng hiệu tại cửa hàng này chỉ dao động từ 200.000 - 600.000đ/ cặp.

Chỉ khoảng một giờ đồng hồ nhưng có vài chục lượt khách đến tìm mua kính hàng hiệu. Không vị khách hàng nào thắc mắc về nguồn gốc sản phẩm. Chị Thu - một người đến mua kính cho biết: “Trên tròng kính có chữ Ray - Ban, tôi nghĩ là sản phẩm chính hãng nhưng chắc bị lỗi gì đó nên họ mới bán rẻ”.

Còn anh Bình, một khách hàng đang lựa kính khẳng định: “Kính Ray - Ban nếu chính hãng khoảng năm triệu đồng. Cặp kính có chất titanium này, ngoài thị trường có giá khoảng 15 triệu đồng. Biết đây là kính giả nhưng sản phẩm rất giống hàng hiệu, tôi mua đeo... cho có với người ta”.

Dot nhap
Người đàn ông giữ xe, kiêm sửa kính cho khách. Mỗi khi sửa ông ngồi bệt xuống đất

Cô nhân viên bán hàng cho biết, mặc dù không có giấy bảo hành sản phẩm, nhưng nếu kính bị trầy, xước, gãy gọng… đem đến cửa hàng sẽ được chỉnh sửa. Thợ sửa kính là một người đàn ông khoảng 60 tuổi, kiêm giữ xe cho khách.

Đồ nghề của ông là những hộp giấy nhỏ đựng đủ loại gọng kính; một thùng giấy lớn dùng để bỏ kính hư; kéo, kềm, nhíp, vít… Mỗi khi có khách, người đàn ông này ngồi bệt xuống đất sửa kính. “Khách đến đông lắm, tôi làm từ sáng đến tối”, ông vô tư nói.

Tìm hiểu thêm chúng tôi biết cửa hàng này còn có một chi nhánh trên đường Trần Hưng Đạo (Q.5). Ở đó, số lượng và mẫu mã các loại kính phong phú hơn nhưng cũng đều là hàng Trung Quốc. Hiện rất nhiều điểm bán hàng qua mạng hoặc kinh doanh tại nhà đến đây lấy kính về bán.

Trong vai người có nhu cầu mua kính về bán lại, tôi được một người đàn ông tại cửa hàng truyền kinh nghiệm: “Nếu bán hàng qua mạng và bán số lượng ít thì chỉ cần để kính trong hộp. Nhưng nếu kinh doanh tại nhà với số lượng nhiều, cô phải đóng kệ treo kính mới sang trọng và thu hút người mua. Cô cứ kêu thợ rồi gọi điện thoại cho tôi, tôi sẽ hướng dẫn cách đóng kệ sao cho vừa tiết kiệm, vừa treo được nhiều kính. Nhưng mới vào nghề, chỉ nên bán qua mạng thôi, lời nhiều hơn. Chỗ tôi sẽ khuyến mãi hộp đựng kính, khăn lau, túi đựng. Bán qua mạng, hét giá bao nhiêu tùy cô. Nhiều mối của tôi, nhờ hét giá mà làm giàu”.

Sau khi nghe chúng tôi nói đem về quê bán, người đàn ông này gật gù: “Kính của tôi bỏ sỉ khắp nhiều tỉnh đã hơn chục năm, nhiều nhất là kinh doanh qua mạng tại TP.HCM, các tỉnh miền Tây. Bảo đảm cô hốt bạc nhờ kinh doanh mặt hàng này”.

Dot nhap
Tiệm kính rất xô bồ, người bán kính, đo kính đều ở trần, mặc áo sát nách hoặc quần short

Sau 5 phút… có ngay kính cận, viễn, loạn

Cửa hàng này còn có dịch vụ đo, cắt kính cận, viễn, loạn thu hút rất đông sinh viên, phụ huynh đưa con đến chọn mua kính.

Khi biết tôi có nhu cầu, người đàn ông ở trần đứng ngay cửa nói như ra lệnh: “Lựa gọng kính đi rồi mới báo giá”. Tôi tiếp tục bị hoa mắt trước hàng trăm kiểu gọng đang nằm xô bồ trong tủ vì đã bị những khách khác xáo trộn trong lúc lựa. Gọng kính có đủ nhãn hiệu nổi tiếng, giá dao động từ 30.000 - 500.000đ/gọng.

Sau khi tôi chọn gọng, một nam thanh niên, mặc áo thun, quần đùi dẫn chúng tôi đến ngồi trước một chiếc máy điện tử rồi đo thị lực, sau đó in ra tờ giấy với thông số về độ cận, viễn, loạn.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI