Ca cao đang ‘đuối sức’

12/05/2017 - 09:00

PNO - Nếu từ năm 2012, ca cao được cho là vị cứu tinh của các loại cây cao su, điều, cà phê,… thì nay chúng cũng chịu chung số phận khi người nông dân đang chuẩn bị đốn bỏ.

Hai năm trở lại đây, cây ca cao đang trên đà tuột dốc, nguyên nhân là do nguồn thu mua của thương lái sản xuất sô cô la giảm hơn mọi năm khiến giá thành hạt ca cao mất giá theo.

Hiện nay, một số chủ vườn trồng cây ca cao đang chuẩn bị đốn bỏ để chuyển sang trồng cây bưởi da xanh, hoặc loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Ca cao dang ‘duoi suc’
Cây ca cao đang vào vụ mùa thu hoạch, tuy nhiên vẫn ít thương lái đến thu mua.
Ca cao dang ‘duoi suc’

“Do thị trường sô cô la Việt Nam còn non trẻ, người dân chưa có thói quen ăn sô cô la nên thu mua đầu ra cho quả ca cao còn thấp. Hàng năm chỉ cần một người Việt Nam ăn một thẻ sô cô la thôi thì nông dân trồng ca cao sẽ không sợ bị tồn đọng, mất giá”, chị Hà, chủ một doanh nghiệp sản xuất sô cô la cho biết.

Ca cao dang ‘duoi suc’
Cây ca cao đa phần đươc trồng lấy hạt sử dụng để sản xuất sô cô la.

Vào trong vườn nhà anh Trần Văn Nhịn (ấp Thành Trung, xã Thạnh Nhật, tỉnh Tiền  Giang) - chủ cơ sở thu mua hạt Cacao và ủ lên men, thấy anh đang buồn vì trong kho nhà đang phải chứa hơn 1,4 tấn hạt ca cao chưa có người đến mua.

Hiện tại giá hạt ca cao đã được lên men, phơi khô giảm từ 8000đ/kg xuống còn 4000đ/kg và chưa biết khi nào mới tăng giá trở lại.

Ca cao dang ‘duoi suc’
Các hộ canh tác cây ca cao đang lâm vào tình hình khó khăn do việc thu mua hạt ca cao chậm lại, tồn số lượng lớn.
Ca cao dang ‘duoi suc’
Hơn 1,4 tấn hạt ca cao được chứa trong nhà anh Nhịn hơn 6 tháng nay mà chưa biết làm gì.

Anh Lê Thanh Phong (48 tuổi, chủ nhiệm CLB Cacao xã Vĩnh Hậu, Tiền Giang) cho hay, gia đình anh trồng ca cao được 8 năm và hiện cũng lâm vào tình trạng khó khăn. “Mong muốn của nông dân là làm sao cho đầu ra của cây ca cao được giá mới có thể duy trì được, nếu không thì bà con lại rơi vào vòng luẩn quẩn đốn bỏ cây này để trồng cây khác”, anh Phong chia sẻ.

Ca cao dang ‘duoi suc’
Anh Phong sợ rằng bà con nông dân sẽ đốn bỏ cây ca cao để chuyển sang trồng loại cây khác.

Nhận xét về chất lượng hạt ca cao của Việt Nam, chị Hà cho biết, ca cao Việt Nam chất lượng rất tốt cho việc sản xuất sô cô la và thực tế là sô cô la Việt Nam đã được thế giới biết đến.

Ca cao dang ‘duoi suc’
Chị Hà - chủ một doanh nghiệp sản xuất sô cô la của Việt Nam cam kết nếu đầu ra tốt sẽ mua ca cao với giá cao.

“Tâm huyết của chúng tôi là sẽ mua ca cao với giá cao nếu đầu ra của chúng tôi tốt hơn, chứ để người dân chặt cây như nông dân ở Bến Tre chặt ca cao để trồng cây bưởi da xanh là rất đáng tiếc. Tôi cũng mong chính quyền có những chính sách can thiệp và hỗ trợ để ca cao thoát khỏi vòng lẩn quẩn như những cây khác như cao su, điều,… trước đây. Qua đó, cũng nâng tầm giá trị cây ca cao Việt Nam để có thể đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới”, chị Hà đưa ý kiến.

Cây ca cao (Theobroma cacao) được trồng ở vùng nhiệt đới, quả ca cao có màu nâu vàng đến màu tím, chứa 20-40 hạt. Không giống như phần lớn những loài cây cho trái khác, trái ca cao mọc trực tiếp từ thân cây hoặc thân của cành lớn. Trên trái có nhiều rãnh, vỏ xù xì. Trái chưa chín có nhiều màu sắc khác nhau xanh, đỏ, tía và khi chín chúng thường chuyển sang màu vàng hoặc cam.

Trong ca cao có đầy đủ các dưỡng chất cơ bản như protein, carbohydrate và lipid giúp cung cấp năng lượng. Chất béo trong ca cao chủ yếu là các triglyceride và các acid béo không no, hàm lượng chất béo tốt trong ca cao tương đương với hàm lượng chất béo không bão hòa đơn có trong dầu olive.

Ngoài ra, ca cao còn được biết đến vì chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Hai muỗng bột cacao chứa đến 3,6 g chất xơ. Ngoài việc giúp tạo cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, chất xơ còn giúp bạn chiến đấu cực tốt với căn bệnh táo bón. Không chỉ vậy, uống cacao còn có nghĩa là bạn đang đưa vào cơ thể rất nhiều khoáng chất thiết yếu, như man gan, đồng, sắt, magie,... cần cho quá trình trao đổi chất và xây dựng cơ thể.

Đinh Quang Tuấn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI