Thế giới đang "chết mòn" vì nước bẩn

28/03/2016 - 13:58

PNO - Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, thế giới hiện có 663 triệu người không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn nước với hàng loạt đợt khô hạn, trong khi lũ lụt kéo theo nước bẩn tràn lan làm bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Dự báo đến năm 2025, có đến 1,8 tỷ người thiếu nước sinh hoạt. Hiện bất kể nơi nào trên thế giới cũng đang có những số phận “chết mòn” vì nước bẩn.

Người dân tụ tập lấy nước từ một giếng lớn ở làng Natwarghad, miền Tây bang Gujarat (Ấn Độ). Ấn Độ là quốc gia có số người không được tiếp cận nguồn nước sạch cao nhất thế giới: 75,8 triệu người, chiếm gần 5% tổng dân số quốc gia. Hiện 75% nước ở các con sông, suối, ao hồ ở Ấn Độ đã nhiễm bẩn vì rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, vì hoạt động của các nhà máy.

The gioi dang

Một phụ nữ lấy mẫu nước ô nhiễm bị nhuộm màu đỏ thẫm từ một cống thoát chảy vào sông Jian ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Hàng triệu người dân ở các thành phố có các nhà máy sản xuất đang phải hứng chịu mối họa nước bẩn.

The gioi dang

Ảnh chụp giữa tháng 3/2016 - một bà mẹ tắm con mới sinh tại một trại tị nạn ở biên giới Hy Lạp - Macedonia. Vì không có nước sạch, người mẹ này đành tắm con ngay cạnh vũng nước đọng với chai nước bẩn hứng được gần đấy. Số phận của 14.000 người tị nạn mắc kẹt ở đây là thế, không có nổi một giọt nước sạch để dùng.

The gioi dang

Hai đứa trẻ tắm trong thùng nước bẩn ở thủ đô Jakarta (Indonesia). Nhiều nơi ở Indonesia đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Citarum ở Java từng được biết đến là một điểm du lịch ưa thích nhưng nay đã trở thành con sông dơ bẩn nhất thế giới, ngập trong rác thải, hóa chất, xác động vật.

The gioi dang

Một thiếu nữ lấy nước từ một cái hố ở quận Tariq (thành phố Saddam, Iraq). Thiếu nước sạch sinh hoạt đã gây ra dịch tả ở Iraq với hơn 2.000 ca nhiễm bệnh. Nguy cơ dịch bệnh đang lan sang các nước lân cận.

The gioi dang

Một phụ nữ Ghana vớt từng gáo nước… bẩn để dùng trong sinh hoạt. Theo điều tra của Tổ chức nghiên cứu độc lập Afrobarometer (Nam Phi), có đến 35% người dân Ghana phải đưa hối lộ ít nhất một lần để có nước sinh hoạt hoặc được hưởng các dịch vụ thiết yếu khác.

The gioi dang

Khủng hoảng nước ở thành phố Flint (bang Michigan, Mỹ) đã biến thành vấn đề chính trị, gây sức ép với các nhà lãnh đạo bang Michigan từ năm 2014. Vì muốn tiết kiệm tiền, chính quyền quyết định chuyển nguồn nước đầu vào từ hồ Huran sang sông Flint nhưng không lường trước hậu quả nước ở đây có độ ăn mòn cao, dẫn đến tình trạng nhiễm chì. Tháng 1/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì thiếu nước sạch ở Flint. Đến nay, 100.000 người dân sống ở đây phải dùng nước đóng chai cho sinh hoạt hàng ngày.

The gioi dang

Thiên Anh (Theo Atlantic, Reuters, Daily Mail, IBTimes)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI