Sức mạnh tiềm năng của Mỹ trên biển Đông khiến Trung Quốc 'dè chừng'

09/06/2016 - 06:41

PNO - Nhà Trắng đã có nhiều hành động để ngăn chặn sự bành chướng từ phía Bắc Kinh trên khu vực Biển Đông.

Về vấn đề biển Đông, tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới ngày càng căng thẳng, đặc biệt là mối quan hệ giữa nước này và Mỹ đang trở nên ngày càng gay gắt khi cả hai bên đều liên tục có những động thái quyết liệt.

Mỹ tuy không phải là một quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, nhưng với tư cách là đồng minh thân cận của Philippines, Nhà Trắng đã có nhiều hành động để ngăn chặn sự bành chướng từ phía Bắc Kinh.

Căn cứ quân sự

Do không phải là một nước có lãnh thổ ở vùng biển Đông nên Mỹ không có một căn cứ quân sự chính thữ nào ở vùng này, tuy nhiên, Mỹ đã được Philippines ký cam kết cho phép sử dụng nhiều căn cứ quân sự trên biển Đông để thực hiện các hoạt động cũng như hỗ trợ Philippines về mặt quân sự.

Nổi bật nhất phải kể đến 5 căn cứ tử huyệt Manila đã cung cấp cho Washington vào hồi tháng 3 vừa rồi. Được biết, đây đều là những địa điểm mấu chốt, thuận lợi cho việc Mỹ phát triển quân đội cũng như các vũ khí quân sự hạng nặng khiến Trung Quốc phải dè chừng.

Suc manh tiem nang cua My tren bien Dong khien Trung Quoc 'de chung'
Mỹ được Philippines cho phép sử dụng 5 căn cứ quân sự để hỗ trợ việc chống lại Trung Quốc

 Căn cứ Basa trên đảo Luzon là nơi đóng quân của một số phi đội tiêm kích chiến thuật của không quân Philippines và vẫn còn nhiều chỗ để cho các chiến đấu cơ và oanh tạc cơ Mỹ đồn trú. Căn cứ Mactan trên đảo Cebu chứa hầu hết các máy bay vận tải hạng nặng của không quân Philippines và cũng là nơi có một cảng hàng không quốc tế và một cảng biển gần đó.

Căn cứ Lumbia nằm trên đảo Mindanao là nơi đóng quân của không đoàn tấn công số 15, đơn vị chịu trách nhiệm tiến hành không kích quân nổi dậy Hồi giáo nhiều năm qua. Không đoàn số 15 là đơn vị đầu tiên sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác như các Pavewayvới sự hỗ trợ của không quân Mỹ để tấn công phiến quân Abu Saayaf trong khu vực, hứa hẹn việc hợp tác giữa quân đội hai nước sẽ diễn ra tốt đẹp trong thời gian tới.

Căn cứ Antonio Bautista trên đảo Palawan hướng ra Biển Đông, cách đảo Thị Tứ của Việt Nam mà Philippines đang chiếm đóng trái phép 482 km.

Căn cứ Fort Magsaysay là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động trao đổi quân sự chung giữa Mỹ và Philippines. Căn cứ này cũng có thể được sử dụng như một căn cứ không quân trong tương lai.

Suc manh tiem nang cua My tren bien Dong khien Trung Quoc 'de chung'
Mỹ ngày càng thể hiện rõ sức mạnh quân sự trên Biển Đông

Điều đáng chú ý là 4 trong số 5 căn cứ trên là các căn cứ không quân đặt trên các đảo Luzon, Palawan, Cebu và Mindanao. Căn cứ Fort Magsaysay, phía bắc thủ đô Manila, là căn cứ bộ binh duy nhất mà Mỹ triển khai ở Philippines.

Các chuyên gia nói rằng các căn cứ này tăng lợi thế chiến lược cho quân đội Mỹ đồn trú tại đây để Washington có thể khẳng định ảnh hưởng tại khu vực quanh các đảo ở biển Đông.

Vũ khí tối tân bậc nhất

Song song với việc củng cố căn cứ quân sự ở biển Đông, Mỹ cũng tăng cường hiện diện các loại vũ khí tối tân bậc nhất vào biển Đông để “dằn mặt” Trung Quốc. Điển hình là những loại vũ khí hạng nặng và hiện đại sau:

1.Hệ thống phòng thủ hoả tiễn đạn đạo Aegis

Sinh ra từ kế hoạch phòng thủ Chiến tranh không gian của cựu Tổng thống Ronald Reagan, hệ thống Aegis - sự kết hợp giữa kỷ nghệ radar với các hoả tiễn được đặt trên tàu - được thiết kế nhằm ngăn chặn và phá hủy các hoả tiễn đạn đạo.

Suc manh tiem nang cua My tren bien Dong khien Trung Quoc 'de chung'
Tàu khu trục lớp Aegis mang tên lửa đánh chặn.

Khoảnh khắc quan trọng của hệ thống: bắn hạ một vệ tinh do thám bị hỏng và không còn sử dụng nữa của Mỹ, ở phía trên Trái đất hơn 213km vào tháng 2/2008, nhằm ngăn chặn các nhiên liệu độc hại làm tổn thương người trên mặt đất.

2.Tàu USS Independence

Con tàu ba thân đặc biệt này được thiết kế nhằm sử dụng trong vùng nước cạn gần bờ. Thân tàu Independence dựa vào một chiếc xuồng cao tốc đang hoạt động ở Đại Tây Dương. Tàu có khả năng thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, từ loại bỏ mìn tới tham chiến trên mặt biển. Nó có thể chở các trực thăng, máy bay không người lái và tới 40 chiếc xe quân sự Humvee.

Suc manh tiem nang cua My tren bien Dong khien Trung Quoc 'de chung'
Tàu chiến thế hệ mới USS Independence của Hải Quân Mỹ

3. Máy bay không người lái MQ-1 Predator

Chiếc máy bay không người lái này đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến chống khủng bố, thực hiện nhiệm vụ bay tấn công những nghi can khủng bố ở Iraq, Afgahnistan và Pakistan. Có thể được điều khiển từ xa ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, máy bay yểm trợ này có thể vừa do thám vừa tấn công. Nó cũng có thể bay nhanh tới 217km/giờ và đạt độ cao tới 7,6km.

Suc manh tiem nang cua My tren bien Dong khien Trung Quoc 'de chung'
MQ-1 Predator phóng hỏa tiễn tấn công mục tiêu

4. Tàu ngầm lớp Virginia

Tàu ngầm lớp Virginia có lượng giãn nước 7800 tấn , lò phản ứng hạt nhân S9G giúp chúng di chuyển không giới hạn về khoảng cách. Nó có thể “lang thang” dưới lòng đại dương hàng năm trời và sẵn sàng tấn công phủ đầu mọi lực lượng của đối phương khi nhận được lệnh.

Suc manh tiem nang cua My tren bien Dong khien Trung Quoc 'de chung'
Tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia

Tàu ngầm có bốn ống phóng ngư lôi hạng nặng Mk.48, hàng loạt tên lửa chống hạm siêu chính xác Harpoon  đủ để đánh chìm mọi tàu chiến và tàu ngầm hiện nay trên thế giới tên lửa chống hạm. Tàu ngầm lớp Virginia có 12 bệ phóng thẳng đứng tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk có tầm bắn lên đến 2500 km để tấn công mục tiêu mặt đất.

Như vậy, có thể thấy với những điều kiện địa lý cũng như điều kiện quân sự như trê, việc hiện diện của Mỹ ở biển Đông đã và đang khiến cho Trung Quốc có sự dè chừng về thái độ ngang ngược của mình

Khánh Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI