Quấy rối và 'hối lộ tình dục' vấy bẩn tinh thần thể thao

09/06/2015 - 10:01

PNO - PN - Cricket được ví như môn thể thao vua tại Sri Lanka. Thế nhưng, kết luận mới nhất của Bộ Thể thao nước này sau nửa năm điều tra đã khiến người hâm mộ sững sờ. Để có được một suất thi đấu trong tuyển quốc gia cricket,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Quáy rói và 'hói lọ tinh duc' vay ban tinh than the thao

Trên đỉnh vinh quang, Kayla Harrison đã kể lại nỗi ám ảnh đeo bám mình - ẢNH: USA TODAY

Vụ việc bùng lên từ tháng Mười năm ngoái, khi nội bộ môn cricket có tin tố cáo nhiều vụ ép buộc nữ vận động viên (VĐV) phải đáp ứng “lời đề nghị khiếm nhã” nếu muốn có tên trong đội tuyển quốc gia. Người đầu tiên lên tiếng vạch trần bê bối là một nữ VĐV đã giã từ thi đấu chuyên nghiệp sau khi từ chối trao thân. Thông tin liên quan đến vụ việc được đăng tải trên nhật báo Divaina và nhanh chóng trở thành đề tài bàn luận của phần lớn người dân Sri Lanka.

Bộ Thể thao Sri Lanka vào cuộc. Bộ trưởng Mahindananda Aluthgamage đã yêu cầu điều tra độc lập, trả lại công bằng cho nữ VĐV. Ủy ban điều tra với ba thành viên do thẩm phán tòa án tối cao đã về hưu Nimal Dissanayake làm trưởng nhóm đã tập họp đủ chứng cứ và đi đến cáo buộc sai phạm động trời trên. Ba quan chức trong ngành có dính líu đến vụ bê bối bị sa thải. Theo luật pháp Sri Lanka, bất cứ ai có hành vi quấy rối, lạm dụng tình dục phải đối mặt với án tù cao nhất là 5 năm cùng với một số tiền phạt đáng kể. Thế nhưng, điều khiến dư luận bất bình là dù ủy ban điều tra có đầy đủ chứng cứ nhưng vẫn chưa chịu khởi tố những đối tượng trên. Theo Bộ trưởng Bộ Thiếu nhi Rosy Senanayake, người chăm lo về vấn đề quyền lợi phụ nữ, trẻ em thì đây là vết nhơ đáng xấu hổ của đất nước, Bộ Thiếu nhi sẽ vào cuộc nhằm hỗ trợ giám sát việc xử lý, chấm dứt vĩnh viễn chuỗi hành vi sai trái này.

Không ít nữ VĐV trên thế giới cũng phải đối mặt với những đề nghị “đổi chác” trắng trợn như tuyển thủ nữ cricket Sri Lanka đã chịu đựng. Giáo sư người Mỹ Celia Brackenridge (chuyên nghiên cứu về quấy rối tình dục trong thể thao) cho biết, đây là vấn nạn lớn nhất của ngành thể thao nước nhà. Trong thập niên qua, đã có 159 huấn luyện viên bị sa thải vì các hành vi quấy rối tình dục đối với VĐV, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao nhất là cưỡng hiếp. Năm 2011, nữ võ sĩ judo người Mỹ đầu tiên giành huy chương vàng Olympic Kayla Harrison đã đưa câu chuyện của mình ra ánh sáng khi cô đạt đến đỉnh vinh quang. Kayla tiết lộ trước truyền thông việc cô bị huấn luyện viên Daniel Doyle lạm dụng tình dục trong suốt quãng thời gian dậy thì. Tủi nhục đã biến thành sức mạnh, Kayla không ngừng luyện tập để khẳng định tài năng. Daniel Doyle sau đó bị kết án 10 năm tù.

Quáy rói và 'hói lọ tinh duc' vay ban tinh than the thao

Ronda Rousey - ẢNH: ESPN.GO

Khi được chọn vào tuyển thi đấu Olympic Bắc Kinh năm 2008, nữ võ sĩ judo Ronda Rousey của Mỹ cũng quyết định tố cáo Fletcher Thornton, một quan chức cấp cao trong ngành đã dùng rượu, chất kích thích để ”gây mê” các nữ VĐV, sau đó làm chuyện đồi bại. Ronda nhấn mạnh, khi ở vị thế được thế giới biết đến cô mới đủ tự tin vạch trần sự thật vì không còn sợ mình sẽ bị trù dập. Một điều mà cả Kayla Harrison lẫn Ronda Rousey đều thừa nhận là trong phòng tập, huấn luyện viên nam có quyền làm bất cứ điều gì, ứng xử với VĐV bằng bất cứ thái độ nào họ muốn.

“Hối lộ tình dục” không chỉ xảy ra giữa VĐV và nhà quản lý mà từ lâu nó đã là “phép tính” dẫn đến các trận đấu có kết quả khó tin. Năm 2013, tại giải bóng đá châu Á AFC Cup, một sai phạm nghiêm trọng đã bị phát hiện. Chủ hộp đêm Eric Ding Si Yang, doanh nhân Singapore phải lãnh án ba năm tù vì cung cấp gái gọi cho ba trọng tài người Li Băng để họ dàn xếp tỷ số trận đấu giữa Tampines Rovers (Singapore) và Đông Bengal (Ấn Độ). Cục điều tra tham nhũng Singapore (CIPB) đã bắt các trọng tài trên trước khi trận đấu diễn ra 12 giờ. Họ bị tuyên từ ba-sáu tháng tù. Đối với gian lận, tham nhũng và hối lộ để dối trá tỷ số, chính quyền Singapore xử lý rất nặng. Vì thế, dù trận đấu chưa diễn ra nhưng hình phạt vẫn được áp dụng. FIFA cũng phạt cấm hành nghề vĩnh viễn với trọng tài Ali Sabbagh, và cấm 10 năm hoạt động với hai người còn lại.

Quáy rói và 'hói lọ tinh duc' vay ban tinh than the thao

Mồ hôi, máu và nước mắt thấm đẫm sân tập, oái oăm thay lại không thể quyết định tất cả sự nghiệp thể thao của một VĐV. Phía sau còn là những hành vi quấy rối, những cuộc đổi chác khiến bất cứ ai yêu thể thao chân chính đều cảm thấy bất lực. Một lần dung túng đồng nghĩa với chấp nhận cái xấu tồn tại. Chỉ khi nào đưa sự thật ra ánh sáng mới diệt trừ được những mầm mống tồi tệ. Cuộc chiến đẩy lùi những bê bối này ở mọi nơi là như nhau.

THIÊN ANH 

(Theo Reuters, Mirror, espn.go,malaymailonline)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI