Phái nữ và câu chuyện về bình đẳng giới trong World Cup 2018

16/07/2018 - 09:48

PNO - Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh được phát sóng trên khắp thế giới, từ London đến Buenos Aires tới Bắc Kinh, đang ghi dấu ấn của các nữ phóng viên thể thao.

Mùa World Cup lần này ghi nhận số lượng nữ phóng viên, nhà báo tác nghiệp nhiều nhất từ trước tới nay, nhưng bên cạnh đó, họ cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về phân biệt giới trong các giải bóng đá quốc tế, nơi mà nam giới vẫn thống trị bấy lâu.

Phai nu va cau chuyen ve binh dang gioi trong World Cup 2018
Nữ phóng viên Julieth Gonzalez Theran bị cưỡng hôn khi đang đưa tin trực tiếp từ thành phố Saransk

Vẫn tồn tại phân biệt giới trong bóng đá?

Phần lớn cuộc tranh luận về thể thao nói chung luôn xoay quanh nam giới. Từ những quảng cáo mà hình ảnh nam giới ngự trị tới việc các bình luận viên dường như lúc nào cũng là đàn ông, có vẻ như xã hội vẫn tồn tại một định kiến rằng, phụ nữ không bao giờ có thể là cổ động viên thể thao chân chính.

“Năm 2018 rồi... Đến thời gian còn thay đổi mà sao các bạn thì không?”, tổ chức Women in Football đăng trên Twitter.

“Phụ nữ hiểu rõ trò chơi. Chúng tôi theo dõi và cũng đọc ra các chiến thuật. Chúng tôi cũng quan tâm tới phân tích trước và sau trận đấu như nam giới vậy”, Julie Teo, tổng giám đốc quản lý bóng đá nữ tại Hiệp hội Bóng đá Singapore (FAS) chia sẻ.

Theo nghiên cứu của Nielsen, bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất với khán giả nữ. Năm 2017, 31% phụ nữ trên 18 thị trường được khảo sát nói rằng có hứng thú với môn thể thao vua. Các nhà quảng cáo đang dần tiếp thu sự thật này, vậy tại sao thế giới lại không?

World Cup 2018 đánh dấu sự thay đổi về định kiến giới với phụ nữ?

Tại World Cup 2018 này, đã có rất nhiều nữ nhà báo tham gia bình luận trực tiếp cho các trận đấu, trở thành những cái tên được người ta nhớ tới như Vicki Sparks, nữ nhà báo của hãng thông tấn BBC, khi cô trở thành người phụ nữ đầu tiên bình luận World Cup tại Anh trong trận Bồ Đào Nha - Morocco.

Hoặc như bình luận viên Claudia Neumann, cũng làm nên lịch sử tại nước Đức khi cô là người đầu tiên được chọn để bình luận về các trận đấu có sự tham gia của đội tuyển Đức. Và hãng truyền hình Fox và Telemundo tại Mỹ cũng đã mời nữ giới bình luận trực tiếp trong mùa World Cup.

Tại các nước Nam Mỹ, nơi vẫn còn tồn tại sự phân biệt giới khá cao, đặc biệt là Argentina, cũng đã có những thay đổi đáng ghi nhận. Dù chưa đầy 5% nhà báo Argentina đưa tin về World Cup 2018 là nữ, tức 10 trong tổng số 220 phóng viên, thì đây vẫn là con số gấp đôi kỳ World Cup ở Brazil cách đây 4 năm và hơn hẳn con số hai nữ phóng viên ở kỳ World Cup tại Nam Phi năm 2010.

Tuy nhiên, theo Veronica Brunati, phụ nữ vẫn không có vai trò chính trong việc đưa tin thể thao. “Không có sự xuất hiện của nữ giới trong các cuộc tranh luận hàng đầu về bóng đá”, cô nói. 

Có lẽ một trong những câu chuyện thực sự đẹp của giải World Cup năm nay là hôm 20/6, lần đầu tiên kể từ năm 1979, phụ nữ Iran được phép vào một sân vận động bóng đá để xem trận đấu của đội tuyển nhà gặp đội Tây Ban Nha. 

Vân Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI