Nhật phê chuẩn công ước về chống bắt cóc trẻ em

23/05/2013 - 11:10

PNO - PNO – Sau nhiều thập kỷ chịu áp lực quốc tế, ngày 22/5 Nhật Bản đã thông qua công ước về chống bắt cóc trẻ em.

Nhat phe chuan cong uoc ve chong bat coc tre em

Ảnh minh họa: Alamy

Các chính trị gia đã bỏ phiếu nhất trí để Nhật Bản tham gia Công ước Hague, theo đó phải trả lại ngay những đứa trẻ bị bắt cóc về đất nước chúng đang cư trú trong các vụ tranh chấp quyền giám hộ qua biên giới.

Nhật Bản là thành viên duy nhất của nhóm tám nước công nghiệp hóa (G-8) không phê chuẩn công ước, bất chấp áp lực quốc tế ngày càng tăng kể từ khi công ước có hiệu lực ba thập kỷ trước.

Bắt cóc trẻ em đã trở thành một vấn đề có tầm quan trọng ngày càng trong những năm gần đây ở Nhật Bản, không giống như ở phương Tây, là nơi mà luật ly hôn không công nhận quyền đồng giám hộ.

Kết quả là phát sinh ngày càng nhiều các vụ bắt cóc trẻ em sinh ra trong gia đình một người Nhật và một người phương Tây sau khi hôn nhân tan vỡ.

Các chính trị gia tại Thượng viện Nhật đã thông qua một dự luật, mở đường cho Nhật Bản tham gia Công ước Hague 1980 về chống bắt cóc trẻ em vào tháng Ba năm tới.

Bộ Ngoại giao Nhật có kế hoạch thiết lập một cơ quan đầu não chịu trách nhiệm “định vị” những đứa trẻ đang “nằm trong tay” một người, cha hoặc mẹ, sau khi cuộc hôn nhân quốc tế tan vỡ.

Các cặp vợ chồng xa lạ sẽ được khuyến khích để giải quyết các trường hợp một cách tự nguyện còn trong các trường hợp không thể, thì các khóa học gia đình ở Tokyo và Osaka sẽ đưa ra phán quyết.

Việc Nhật Bản phê chuẩn một công ước có 89 quốc gia thành viên đã được Hoa Kỳ chào đón nồng nhiệt. Quốc hội Nhật phê chuẩn hiệp ước này chỉ ba tháng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe hứa sẽ có hành động sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng với Tổng thống Barack Obama.

Hàng trăm trẻ em đang ở trung tâm các vụ tranh chấp quyền giám hộ của Nhật Bản được cho là bị bắt cóc trong những năm gần đây, trong đó có hàng chục trường hợp liên quan đến cha hoặc mẹ là người Anh.

Luật mới được thông qua tại Nhật Bản cũng sẽ cho phép phụ huynh từ chối trả lại đứa con nếu họ sợ chúng bị ngược đãi hay bạo lực gia đình.

THANH HIỀN (Theo Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI