Nga, Mỹ thi nhau tặng quà tổng thống Uzbekistan

24/10/2015 - 09:05

PNO - Nga và Mỹ hoàn toàn không chỉ trích, thậm chí còn giúp đỡ rất nhiều cho chình quyền Karimov.

Ở Uzbekistan, mỗi ngày đều là giáng sinh - đối với cung điện của người đàn ông quyền lực Islam Karimov với những "món quà phương xa" từ Tổng thống Nga Vladimir Putin (người xóa khoản nợ hàng tỷ đô cho Uzbekistan) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (người mua tặng tới 300 xe bọc kim). Nhà cầm quyền 77 tuổi của một quốc gia ít được biết đến đã làm gì để nhận được nhiều "ưu ái" từ hai "ông lớn đến vậy?

Câu trả lời đơn giản là ông đã xuất hiện đúng thời điểm và địa điểm.

Về đúng địa điểm, Uzbekistan từng là một phần của Liên Xô cũ và nay có đường biên giới dài tới 137 km với Afghanistan. Đây thực sự là một vị trí chiến lược quan trọng.

Còn về yếu tố thời điểm, Nga và Mỹ đang tái diễn mối bất hòa của thời kỳ Chiến tranh lạnh khi cả hai bên liên tục xảy ra mâu thuẫn trên mọi vấn đề, từ Syria đến Ukraine. Khả năng của ông Karimov khiến Nga và Mỹ phải đối đầu nhau giúp ông trục lời được rất nhiều. Vì lẽ đó mà không ai lên tiếng trước sự chuyên quyền, áp bức tại Uzbekistan và ông Karimov có thể tự do làm một bạo chúa.

 Nga, My thi nhau tang qua tong thong Uzbekistan

Các đặc vụ của chính quyền đàn áp Cộng đồng Bảo vệ Tự do và Quyền lợi công dân Uzbekistan trong một lần biểu tình công khai hiếm hoi ở Tashkent (2006).

Trong 24 năm cầm quyền, Karimov đẩy mạnh sử dụng lao động trẻ em, giết hại hàng trăm người phản đối bằng cách "luộc sống", đàn áp các phe đối lập, giam giữ hàng chục ngàn nhà hoạt động vì nhân quyền. Năm 2014, con gái trưởng chỉ trích sự tàn bạo của cha mình và ngay lập tức bị ông bắt giam. Tổ chức phi chính phủ Nhà Tự do xếp hạng chính quyền Uzbekistan vào "Tồi tệ nhất trong những chính quyền tồi tệ" cùng với Cộng hòa Trung Phi, Bắc Triều Tiên và Somalia.

Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, Uzkebistan ổn định khá tốt. Đất nước tự chủ về dầu, GDP tăng trưởng đều 8% mỗi năm nhờ xuất khẩu ga, vàng và bông. Một phần cũng nhờ mối quan hệ mật thiết với Nga: Moscow năm trước đã xóa khoản nợ 890 triệu USD cho Uzbekistan; và dù ông Karimov chỉ trích hành động của Nga ở Ukraine nhưng vẫn xuất khẩu ga sang Nga.

Mỹ cũng ra sức "làm thân" với Uzbekistan khi mà các nhà phân tích chỉ ra rằng đồng minh Pakistan không đáng tin tưởng, việc Mỹ đưa vào hay rút quân ra khỏi Afghanistan sẽ cần có sự trợ giúp của Uzbekistan nếu không muốn làm cho tình hình khu vực trở nên nhiễu loạn. Bởi vậy, Mỹ hoàn toàn làm ngơ trước tội ác của chính quyền ông Karimov; thậm chí năm 2012, Tổng thống Obama còn xóa bỏ lệnh cấm tài trợ cho thủ đô Tashkent, mở đường cho viện trợ vũ khí sau đó.

Ông Karimov vừa tái đắc cử với 91% phiếu bầu như đã dự đoán trong lần bầu cử gần nhất. Các chuyên gia cho rằng "Bộ máy của Islam Karimov sẽ chỉ kết thúc khi ông chết". Còn trước mắt, tình thế của Nga, Mỹ với Uzbekistan sẽ không có gì thay đổi.

Đỗ Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI