Nga "háo hức" ra mặt khi nhìn vào nội các của ông Trump

14/12/2016 - 11:23

PNO - Sau khi biết tin ông Trump chọn Ngoại trưởng, Nga đã "háo hức" lên báo khoe rằng nhân vật này có rất nhiều mối quan hệ của Moskova. Đây không phải người duy nhất, nội các của ông Trump còn nhiều người như thế?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm nay thông báo chọn Rex Tillerson, giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, làm ngoại trưởng trong chính phủ mới của ông.

"Ông ấy (Tillerson) tích cực hỗ trợ hợp tác kinh doanh và được mọi người biết đến", Reuters dẫn lời trợ lý chính sách đối ngoại Điện Kremlin Yuri Ushakov phát biểu với báo giới.

Theo ông Ushakov, Tổng thống Vladmir Putin cùng nhiều quan chức Nga có quan hệ tốt với ông Tillerson.

Nga
Nga "háo hức" ra mặt khi nhìn vào nội các của ông Trump

"Chúng tôi muốn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng (trong quan hệ song phương) đang không làm hài lòng cả Nga lẫn Mỹ", ông Ushakov trả lời khi được hỏi quyết định bổ nhiệm của Trump có thể giúp khôi phục quan hệ Nga - Mỹ không.

Tillerson, 64 tuổi, là người giám sát hoạt động kinh doanh của Exxon Mobil tại hơn 50 quốc gia. Ông phản đối với các lệnh trừng phạt Nga và được Tổng thống Putin trao Huân chương Tình bạn năm 2013, vài năm sau khi Exxon Mobil hoạt động tại Nga.

Một giới chức trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump cho biết, Tổng thống đắc cử rất ấn tượng với phong cách và kinh nghiệm của ông Tillerson. Về phần mình, trong cuộc phỏng vấn với Fox News vào cuối tuần qua, ông Trump nói: “Một ưu điểm lớn đó là ông ấy hiểu rõ về nhiều đối phương. Ông ấy có nhiều thương vụ ở Nga. Ông ấy đã mang lại hàng loạt thương vụ cho công ty của ông ấy”.

Về phần Trump, ông từng ca ngợi Tillerson là một người "không chỉ là nhà điều hành doanh nghiệp". "Ý tôi là, ông ấy là người ở tầm đẳng cấp thế giới, người chịu trách nhiệm công ty, tôi đoán là, lớn nhất thế giới", Trump nói.

"Lợi thế lớn nhất của Tillerson là ông ấy biết rất nhiều nhân vật tầm cỡ, và ông ấy biết rõ về họ", tổng thống tân cử cho biết hôm 11/1

Được biết, ông Tillerson là người đã có công đưa ExxonMobil trở thành tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Ông có nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, kể cả các giao dịch với Nga cũng như các mối quan hệ cá nhân của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều này lại khiến ông có thể gặp trở ngại khi việc bổ nhiệm ông phải thông qua Thượng viện trong bối cảnh chính trường Mỹ đang rúng động bởi thông tin Nga có thể đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm nay của Mỹ.

Quyết định cuối cùng lựa chọn ông Tillerson được cho là khá bất ngờ và đã làm dấy lên tranh cãi giữa các quan chức Quốc hội Mỹ. Thượng nghị sĩ Marco Rubio cũng bày tỏ quan ngại về việc ông Trump lựa chọn một nhân vật có quan hệ mật thiết với Nga làm Ngoại trưởng.

Đây không phải lần đầu tiên ông TRump gây tranh cãi vì việc bổ nhiệm quan chức, trước đó, ông đã từng lựa chọn hàng loạt người thân Nga vào nội các của mình.

Trước đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ chọn tỷ phú Wilbur Ross làm Bộ trưởng thương mại, New York Times dẫn thông tin từ các quan chức trong nhóm chuyển giao quyền lực ngày 24/11 cho biết.

Wilbur Ross là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất nước Mỹ, được mệnh danh là "vua phá sản" vì chuyên thâu tóm các công ty khó khăn và biến chúng thành doanh nghiệp làm ăn có lời.

Nhà đầu tư 78 tuổi này sở hữu khối tài sản 2,9 tỷ USD, xếp thứ 603 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Ông vừa là cố vấn đồng thời là nhà tài trợ hào phóng cho chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Trước đó, ngày 23/11, ông Trump gây chú ý khi bổ nhiệm nữ tỷ phú Betsy DeVos cho chức Bộ trưởng giáo dục trong nội các mới.

Là người ủng hộ loại hình trường học bán công, bà Devos đã chi nhiều triệu USD để thúc đẩy chương trình hỗ trợ tài chính để giúp các gia đình đóng học phí cho con em theo học tại trường tư và trường tôn giáo. Nữ tỷ phú 58 tuổi từng là chủ tịch đảng Cộng hòa tại bang Michigan và là người gây quỹ mạnh mẽ cho đảng Cộng hòa.

Điều đặc biệt là cả hai nhân vật này cũng đều có lối tư tưởng thân Nga. Cùng xuất thân là tỷ phú nên họ cho rằng việc hợp tác với một nước lớn như Moskova là điều cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ. Hơn nữa nếu như việc "bắt tay" với Nga giúp giảm thiểu được căng thẳng và xung đột ở Ukraine, Syria thì việc này đồng nghĩa với việc Washington sẽ không cần phải dành quá nhiều ngân sách quốc gia về quốc phòng để gửi đến hai mặt trận này.

Tiêu Giao

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI