Nga chính thức công nhận Crimea, bất chấp phương Tây trừng phạt

18/03/2014 - 07:18

PNO - PNO - Hoa Kỳ và châu Âu bắt đầu các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng không ngăn cản được Moscow theo đuổi mục tiêu sáp nhập Crimea bằng một sắc lệnh chính thức công nhận nền độc lập của nước cộng hòa này.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nga chinh thuc cong nhan Crimea, bat chap phuong Tay trung phat

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố về tình hình Ukraine trong phòng họp báo của Nhà Trắng ngày 17/3 - Ảnh: AFP

Nhà Trắng cho biết các biện pháp đưa ra áp dụng sẽ là “cứng rắn nhất” kể từ thời Chiến tranh Lạnh và cảnh báo nó sẽ nhắm đến các nhân vật đầy quyền lực về kinh tế ở Moscow, nếu điện Kremlin không thay đổi đường lối của mình.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu Tổng thống Nga Vladimir lùi bước trong việc ủng hộ chính quyền thân Nga tại Crimea trở về với Nga sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý Chủ nhật vừa qua. Ông Putin đã tiến thêm một bước đến việc sáp nhập lãnh thổ này vào Nga, khi ngày 17/3 ông đã ký sắc lệnh chính thức công nhận Cộng hòa Crimea là một quốc gia độc lập và có chủ quyên, mở đường để các nhà lập pháp Nga thông qua việc tiếp nhận Crimea vào thành phần Liên bang Nga.

Trang web chính thức của điện Kremlin nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Putin về chủ quyền và nền độc lập của Cộng hòa Crimea là một sự công nhận ý nguyện của người dân Crimea qua kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3.

Đáp lại, ông Obama đã đưa ra lệnh trừng phạt bảy quan chức Nga, trong đó có Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin và bốn nhân vật Ukraine bị buộc tội phá vỡ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trong đó có Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych. "Nếu Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine, chúng tôi sẵn sàng áp đặt thêm lệnh trừng phạt", ông Obama nói ngay trước khi Phó Tổng thống Joe Biden lên đường trấn an các đồng minh của Mỹ ở Ba Lan và các nước cộng hòa Baltic.

Liên minh châu Âu cũng đã công bố lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 21 quan chức Nga và Ucraine, trong đó có Phó Đô đốc Alexander Vitko, người đứng đầu của Hạm đội Biển Đen của Nga.

"Đây được coi là các biện pháp trừng phạt toàn diện nhất áp dụng cho Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. Một quan chức khác giải thích rằng mục đích trừng phạt nhằm vào những người thân cận của ông Putin, những người được cho là các nhà tư tưởng chủ chốt, những người thừa hành và các kiến trúc sư chính sách của Kremlin.

Các quan chức phương Tây cũng khẳng định, các biện pháp trừng phạt hiện nay nhắm vào các mục tiêu cá nhân, chứ không nhắm vào lợi ích kinh tế rộng lớn hơn của Nga.

Tổng thống Mỹ nói rằng vẫn có thể có một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng, nếu Nga rút quân về các doanh trại ở Crimea, cho phép triển khai quan sát viên nước ngoài và đồng ý đàm phán với Ukraine. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nếu Moscow tiếp tục “khiêu khích”, nước này sẽ bị cô lập nhiều hơn và tổn hại đến vị thế của mình trên thế giới".

Trong một động thái mới nhất nhằm tháo ngòi căng thẳng trong vấn đề Crimea, ngày 18/3, Nga đã đề xuất thành lập nhóm hỗ trợ quốc tế để giải quyết vấn đề Ukraine. Sáng kiến của Moscow được dư luận quốc tế quan tâm, nhưng chưa có phản ứng gì từ các cường quốc phương Tây.

QUẾ LÂM (Theo AFP, RIA)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI