Nga - EU đối đầu, tội Syria chịu

19/10/2016 - 06:41

PNO - Tuy nhiên, đối với Syria là một nước nhỏ, sức ảnh hưởng rất ít nhưng cuối cùng lại là người phải chịu hậu quả của cuộc đua quyền lực giữa hai Nga - EU.

Sau những lần mâu thuẫn vì việc có nên đặt nặng lệnh trừng phạt lên Nga nữa hay không, cuối cùng Liên minh châu Âu EU quyết định sẽ không đưa thêm bất kỳ chính sách hà khắc nào đối với Nga trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào ngày mai 20/10, tuy nhiên sẽ có thêm những lệnh trừng phạt mới cho Syria.

Cuối cùng do không thể thống nhất được và không thể tìm được tiếng nói chung, 28 thành viên của EU đã quyết định không chấp nhận việc đặt nặng thêm hình phạt lên Moskova của phía Washington, bởi điều này sẽ làm cho mối quan hệ Nga-EU càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn mà một số thành viên của châu Âu lại không hề mong muốn điều này.

Nga - EU doi dau, toi Syria chiu
Nga - EU đối đầu, tội Syria chịu

"Sẽ không có thêm lệnh trừng phạt nào cho Nga nhưng Syria thì có", một nguồn tin từ EU cho hay.

Anh và Pháp ngày 17/10 đã lên tiếng hối thúc Liên minh châu Âu chỉ trích chiến dịch không kích của Nga tại Syria cũng như áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhằm vào Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad.

Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nêu rõ, Liên minh châu Âu càng thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm thì càng có thể tiến tới cái được gọi là bổn phận về mặt đạo đức, trong đó có việc ngăn chặn bạo lực tại thành phố Aleppo của Syria.

Còn theo một nguồn tin ngoại giao, Anh đang đề xuất tăng thêm các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Syria, trong đó đề xuất đưa 208 cá nhân và công ty của Nga vào danh sách trừng phạt.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại thủ đô London, Anh trước đó cũng cho biết: Anh và Mỹ đang cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Chính phủ Syria song không nhắc đến Nga.

Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo, nước đồng tài trợ cho dự thảo nghị quyết của Pháp về lệnh ngừng bắn tại Syria, vốn bị Nga phủ quyết mới đây cũng lên tiếng sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga nếu các biện pháp trừng phạt giúp quan điểm của Nga về Syria xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, các đề xuất trừng phạt Nga đang vấp phải sự phản đối của không ít nước thành viên Liên minh châu Âu, trong đó có Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Hungary. Áo, một điểm trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu cũng đã lên tiếng phản đối các đề xuất này.

Theo Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz, ý tưởng gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga là một sai lầm.

Mối quan hệ Nga - EU từ lâu đã rạn nứt trầm trọng tuy nhiên, xét về nhiều mặt như kinh tế, chính trị,... hai bên vẫn còn chịu nhiều ràng buộc, ảnh hưởng bởi nhau. Vậy nên rõ ràng một khi đặt nặng thêm lệnh trừng phạt lên Nga, không chỉ Moskova mà ngay cả phương Tây cũng sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, đối với Syria là một nước nhỏ, sức ảnh hưởng rất ít, thậm chí chính quyền ông Assad luôn làm theo sự chỉ định của hai bên này nhưng cuối cùng lại là người phải chịu hậu quả của cuộc đua quyền lực giữa hai bên.

Tiêu Giao (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI