NATO muốn đàm phán với Moscow; Nga-Mỹ coi nhau như hiểm họa

29/01/2016 - 07:36

PNO - Khi Mỹ xác định Moscow là mối đe dọa hàng đầu với nước này, thì NATO lần đầu tiên muốn đàm phán với Nga từ sau việc sáp nhập bán đảo Crimea.

Nga-Mỹ xem nhau như mối đe dọa

Phát biểu trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 27/1, Bộ trưởng Không quân Mỹ Lee James đã đánh giá Nga "là mối đe doạ hàng đầu với nước này".

Khi được hỏi liệu bà có đồng ý với quan điểm của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford cho rằng Nga là mối đe doạ số 1 đối với Mỹ trên thế giới hay không, Bộ trưởng Không quân James đã trả lời: "Có".

NATO muon dam phan voi Moscow; Nga-My coi nhau nhu hiem hoa
Bộ trưởng Không quân Mỹ Lee James. (Ảnh: AFP)

Hồi tháng Bảy năm ngoái, Tướng Dunford từng thừa nhận trong một phiên điều trần, rằng Nga đặt ra mối đe doạ lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng phản bác quan điểm này khi cho rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới là mối đe doạ hiện hữu với sự an toàn của nước Mỹ.

Trước đó, vào khoảng đầu tháng 1/2016, theo nguồn tin từ Reuters, trong một tài liệu về “Chiến lược An ninh Quốc gia” của Nga đã lần đầu tiên liệt Mỹ vào “một trong những mối đe dọa” đối với nước này.

Theo tài liệu này, Nga đã cũng cố được vị thế của mình trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu cũng như các cuộc xung đột trên toàn thế giới và điều này đã khiến phương Tây phải đưa ra những phản ứng của mình.

“Việc Nga tăng cường vị thế của mình diễn ra trong bối cảnh có nhiều mối đe dọa mới liên quan đến an ninh quốc gia. Những mối đe dọa này là rất phức tạp và đan xen với nhau”, tài liệu này nêu rõ.

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia của mình, Nga khẳng định, việc theo đuổi một chính sách “trong nước và quốc tế độc lập” đã “gây ra những phản ứng trái chiều từ Mỹ và đồng minh, vốn luôn muốn duy trì vị thế thống trị của mình đối với các vấn đề trên toàn cầu”.

Điều này đã dẫn đến “những áp lực về chính trị, kinh tế, quân sự và thông tin” lên phía Nga.

Mặc dù cả Nga và Mỹ đã cố dung hòa các mối quan hệ quân sự để có thể hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, mối quan hệ của hai nước đang trở nên xấu đi khi cả 2 nước đều xem nhau như mối đe dọa về an ninh.

NATO lần đầu muốn đàm phán với Nga

Trong một diễn biến khác, kể từ sau năm 2014, khi khủng hoảng Ukraine khiến quan hệ hai bên trở nên tồi tệ, hôm 28/1, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương xác nhận liên minh này đang thảo luận về việc đàm phán chính thức lần đầu tiên với Nga từ đó đến nay.

NATO muon dam phan voi Moscow; Nga-My coi nhau nhu hiem hoa
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuter

"Chúng tôi đang xem xét khả năng tổ chức cuộc gặp Hội đồng NATO - Nga (NRC)", AFP dẫn lời Jens Stoltenberg, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết.

Theo ông Stoltenberg, NATO và Moscow cần phải minh bạch để không hiểu nhầm và tránh xảy ra những tai nạn tương tự như vụ phi cơ Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên trong liên minh, bắn hạ ở khu vực gần biên giới Syria hồi tháng 11.

"Hiện chưa có quyết định cuối cùng. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận vấn đề này với phái đoàn Nga tại NATO rồi quyết định thời gian tổ chức cuộc gặp", ông Stoltenberg cho biết thêm.

Tổng thư ký NATO không cung cấp thông tin chi tiết về chương trình nghị sự NRC nhưng kỳ vọng nó diễn ra vào cuối tháng tới, sau cuộc gặp của bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên liên minh, hoặc đầu tháng 3.

NATO, do Mỹ dẫn đầu, đình chỉ mọi hợp tác thiết thực với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Tuy nhiên, NATO vẫn giữ lại NRC như một kênh liên lạc giữa hai bên.

Từ năm 2014, sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, mối quan hệ Nga-NATO trở nên căng thẳng nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh và NATO có những kế hoạch lớn áp sát Nga.

Theo số liệu do mạng Sina thống kê, trong năm 2015 Mỹ và các nước đồng minh trong khối quân sự NATO liên tục đổ vũ khí tối tân về các nước Đông Âu với lý do tham gia tập trận phòng thủ chung.

NATO muon dam phan voi Moscow; Nga-My coi nhau nhu hiem hoa
NATO đang cố gắng đưa vũ khí áp sát Nga.

Những vũ khí được phương Tây sử dụng nhiều nhất gồm có trực thăng tấn công Apache AH-64D, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A5, xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25, cường kích A-10, tiêm kích tàng hình F-22 đến Baltic... Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch triển khai tên lửa hành trình trên bộ đến Đông Âu và kế hoạch đưa bom hạt nhân B61-12 đến Đức.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI