Nàng Tiên cá bị nhuốm 'máu' đỏ để… bảo vệ cá voi

31/05/2017 - 08:21

PNO - Sau nhiều lần bị cắt đầu, thậm chí bị cho nổ tung, nay bức tượng Nàng Tiên cá nổi tiếng của Đan Mạch lại bị nhuộm trong sơn đỏ để bảo vệ... cá voi.

Một nhóm nhà hoạt động xã hộ bảo vệ cá coi đã có hành vi bôi xấu tượng Nàng Tiên cá nhỏ chỉ vì muốn kêu gọi sự chú ý của cộng đồng.

Tượng Nàng Tiên cá nhỏ là biểu tượng của thủ đô Copenhagen, Đan Mạch bị bôi sơn đỏ khắp người trông rất nham nhở.

Nang Tien ca bi nhuom 'mau' do de… bao ve ca voi
Nàng Tiên cá nhỏ bị bôi sơn đỏ khắp người.

Chính quyền cho hành động tự phát này là sự xâm phạm thô bạo đến giá trị tinh thần đối với cộng đồng Copenhagen, Đan Mạch.

Nang Tien ca bi nhuom 'mau' do de… bao ve ca voi
Một phụ nữ ngỡ ngàng nhìn bức tượng bị sơn đỏ.

Tuy nhiên, cảnh sát Đan Mạch vẫn chưa tìm được ai trực tiếp thực hiện hành vi trên.

Nang Tien ca bi nhuom 'mau' do de… bao ve ca voi
Một người tình nguyện lau sơn đỏ cho bức tượng Nàng Tiên cá nhỏ.
Nang Tien ca bi nhuom 'mau' do de… bao ve ca voi
Người ta còn xịt sơn đỏ lên đá gần đó với nội dung: ‘Đan Mạch bảo vệ cá voi ở đảo Farose’.

Đây không phải là lần đầu tiên bức tượng Nàng Tiên cá nhỏ bị ‘tấn công’. Từ khi xuất hiện đến nay, Nàng Tiên cá nhỏ là bức tượng bị ‘ngược đãi’ nhiều lần nhất.

Ngày 23/8/1913, bức tượng Nàng Tiên cá nhỏ theo câu chuyện cùng tên của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng Hans Christian Andersen (1805-1875), đã được dựng lên.

Nàng Tiên cá nhỏ xuất hiện ở vùng nước ven trung tâm thủ đô Vương quốc Đan Mạch, trở thành biểu tượng tiêu biểu của thủ đô Copenhagen.

Nang Tien ca bi nhuom 'mau' do de… bao ve ca voi
Bức tượng từng bị 'xâm hại' nhiều lần.

Năm 1964, bức tượng này bị chặt đầu rồi ném mất, sau đó được đắp đầu mới.

Năm 1984, tượng bị chặt cánh tay phải chỉ vì kẻ ra tay muốn được nổi tiếng.

Năm 1998, Nàng Tiên cá nhỏ lại bị cưa mất đầu.

Năm 2003, một kẻ bệnh hoạn cho nổ tượng, làm văng đầu tượng xuống biển.

Nang Tien ca bi nhuom 'mau' do de… bao ve ca voi
Vị trí cũ của bức tượng. Nay bức tượng đã được dời đi nhưng vẫn không an toàn.

Ngoài ra, tượng Nàng Tiên cá còn bị đổ sơn nhiều lần, thậm chí bị đội khăn trùm đầu  Hồi giáo để phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập vào khối Liên minh châu Âu...

Năm 2006, Hội đồng thành phố Copenhagen quyết định di chuyển biểu tượng Nàng Tiên cá xa hẳn chỗ cũ.

Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn không ngăn được những hành vi vô ý thức của nhiều người.

Duy An (Theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI