Mối họa 'nữ đại bàng'

31/05/2015 - 07:14

PNO - PN - Theo Cơ quan phòng chống tội phạm Malaysia (UMCPO), hiện số lượng nữ “đại bàng” là thủ lĩnh các băng nhóm giang hồ ở quốc gia này đã lên đến 1.300 người. Chưa dừng ở đó, họ liên tục “tuyển dụng” thành viên mới là các...

edf40wrjww2tblPage:Content

Không chọn những cái tên đặc biệt hay quá hoa mỹ, các băng nhóm do nữ quái cầm trịch lấy chính tên khu vực mình sinh sống hoặc những con số để nhận diện như: 36, 21, 24, 555, 303, 04, 08… Mỗi nhóm trung bình có từ bốn-sáu thành viên và một thủ lĩnh. Công việc chính của những đối tượng trên là thu tiền bảo kê, đảm bảo an toàn cho nữ sinh khi họ bước ra khỏi cổng trường. Họ muốn được nhắc với cụm từ “tai kah cheh and akka” (đàn chị).

Sự xuất hiện của các băng nhóm nữ quái này trùng khớp với báo cáo tỷ lệ tội phạm nữ năm ngoái đã chiếm 12% trên toàn Malaysia, bao gồm tội tấn công bạo lực, cướp bóc và các hành vi phạm pháp liên quan đến ma túy. Điều nguy hiểm, học sinh từ 12 - 17 tuổi tham gia bạo lực học đường, chiếm 47% số vụ bạo lực ở Malaysia.

Mói họa 'nũ dại bàng'

Một cảnh đánh nhau của các nữ sinh được phát tán trên mạng mới đây - Ảnh: Inquirer

Bà Datuk Jainab Ahmad Ayid, Bộ trưởng Phát triển cộng đồng Malaysia thừa nhận, sở dĩ vấn nạn băng nhóm bảo kê nữ bỗng dưng “nổi tiếng” ở Malaysia là do sự buông lỏng quản lý, dẫn đến các hành vi bạo lực được cổ xúy công khai. Không khó để tìm thấy trên mạng xã hội cảnh quay “người thật việc thật” những hình ảnh xấu xí của các nữ sinh ẩu đả nhau hoặc “đánh hội đồng” bạn học, thậm chí, có cả những màn “phô diễn” của các thủ lĩnh nữ để “đòi công bằng” cho thành viên của mình. Ủy ban Truyền thông đa phương tiện Malaysia cùng cảnh sát Hoàng gia Malaysia được kêu gọi phải hợp tác chặt chẽ hơn để hạn chế việc phát tán kiểu hình ảnh “đen” này trên mạng, song song đó là tìm cách ngăn chặn tận gốc những hành vi sai trái này.

Mói họa 'nũ dại bàng'

Nhiệm vụ của “đàn chị” là bảo kê cho nữ sinh - Ảnh: Straits Times

Hiện tượng trên không phải là điều mới mẻ mà ở nhiều nơi, được cho là hệ quả của việc “đàn chị” ấy từng là nạn nhân của những vụ tấn công man rợ. Riêng ở London (Anh) có đến 250 băng nhóm tội phạm đường phố, với số thành viên nữ tổng cộng lên đến hàng ngàn người. Năm 2013, lực lượng chức năng Malaysia đã bắt giữ 160.000 trẻ em gái và phụ nữ vì liên quan đến những vụ tấn công bạo lực.

Cô Camila Batmanghelidjh, người quản lý tổ chức từ thiện dành cho trẻ em Kids Company (nơi hỗ trợ 18.000 trẻ có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương tâm lý) ở London cho rằng, trẻ em ngày nay sống trong môi trường mà bạo lực là điều gì đó… bình thường. Từ nhỏ, các em đã tiếp thu những hình ảnh không hay ấy và dần biến nó trở thành một trong những lựa chọn để đối phó khi bị kẻ khác ức hiếp.

Nhiều trẻ trong số ấy từng là nạn nhân bị cưỡng hiếp, bị đối xử thô bạo nên chọn cách gia nhập các băng nhóm để trả thù. Các em học đủ “ngón nghề” để không bị xem thường. Nguyên nhân khác, các em gái hoạt động trong băng nhóm là vì các em bị bạn trai lợi dụng, xem như công cụ thực hiện các hành vi đồi bại. Thông thường, cảnh sát rất ít khi khám xét hoặc nghi ngờ, kiểm tra đột xuất đối tượng là các em gái nên các em thường được chọn làm “trạm trung chuyển” hàng trắng.

Mói họa 'nũ dại bàng'

Shai Jordan - Ảnh: Telegraph

Mói họa 'nũ dại bàng'

Homegirl tuyển dụng những bạn gái lầm đường - Ảnh: Telegraph

Shai Jordan (29 tuổi) từng là một trong những đàn chị đường phố ở Mỹ. Từ nhỏ, Shai thường xuyên bị các tay anh chị ở nơi mình sinh sống bắt nạt nên cô sớm bộc lộ mình là người nóng tính, sẵn sàng đáp trả bằng bạo lực. Năm 14 tuổi, Shai gia nhập một băng nhóm và đến năm 19 tuổi phải lãnh án tù sáu năm vì tội ngộ sát. Shai bắt đầu được biết đến nhiều hơn ở khu East Harlem, Manhattan của thành phố New York. Giờ đây, mãn hạn tù, Shai tình nguyện làm người ngăn chặn bạo lực ở khu East Harlem. Ở Mỹ, nhiều tổ chức từ thiện được lập ra để đón nhận phụ nữ muốn “hoàn lương”, như tổ chức Homegirl lập chuỗi cửa hàng cà phê để các “nữ quái” có thể làm nhân viên phục vụ…

Bạo lực xuất phát từ nữ giới cần được xem xét ở nhiều góc độ, trong đó tâm lý tìm đến băng nhóm để được “bình quyền” hoặc giải tỏa những bức bách cá nhân là hết sức sai lầm. Nếu không có sự quan tâm của gia đình và xã hội, làn ranh để bạn gái trẻ rơi vào đường dây của các băng nhóm là rất mong manh.

THIÊN NHƯ (Theo Malaysia Insider, Borneo Post, Guardian, Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI