Mang thai hộ, rào cản từ pháp luật

03/06/2015 - 07:08

PNO - PN - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 60-80 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trên thế giới. Mang thai hộ là một trong những giải pháp hiệu quả mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ở quốc gia nào quy...

edf40wrjww2tblPage:Content

Mang thai ho, rao can tu phap luat

Ảnh minh họa: www.ramchandmemorial.com

Một cặp vợ chồng hiếm muộn ở San Jose (California, Mỹ) đã rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi bị “mắc kẹt” ở Mexico cùng đứa con mới sinh bằng phương pháp mang thai hộ. Họ phải sống ngày này qua ngày nọ ở khách sạn vì không được phép đưa đứa bé trở về quê nhà.

Haseeb và Christy Amireh khó có con nên tìm đến bang Tabasco (Mexico), nơi dịch vụ đẻ thuê hoạt động khá rầm rộ. Họ nhanh chóng tìm được người phụ nữ để “chọn mặt gửi vàng”. Con trai của họ, Grayson chào đời ngày 16/4. Chưa trọn niềm vui “lên chức” bố mẹ thì cả hai nghe được tin sét đánh ngang tai, rằng chính quyền bang Tabasco tạm ngừng cấp khai sinh cho những trẻ được đẻ thuê như Grayson, lệnh ban hành đúng thời điểm cậu bé chào đời. Nghĩa là, Grayson sẽ không có tấm hộ chiếu để trở về Mỹ.

Mang thai ho, rao can tu phap luat

Haseeb, Christy Amireh và con trai - Ảnh: CNN

Haseeb và Christy Amireh đều khẳng định mình sẽ về nhà cùng con hoặc ở lại Mexico cho đến khi trường hợp của họ được giải quyết. Họ chấp nhận gác mọi công việc, cố gắng nhờ sự hỗ trợ từ cơ quan ngoại giao Mỹ ở Mexico. Theo chuyên gia Stephanie Caballero thuộc Trung tâm Luật Mang thai hộ Nam California, quyết định của bang Tabasco không khiến bà bất ngờ vì không phải ở đâu, luật mang thai hộ cũng thống nhất và chặt chẽ. Một sự thay đổi có thể đến từ nhiều lý do, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm như đẻ thuê. Nghị sĩ Eric Swalwell ở California, một trong những người tham gia tư vấn cho gia đình Haseeb và Christy Amireh nói: “Đây là ví dụ cụ thể để chúng ta lưu ý khi tìm hiểu về bất cứ quyết định du lịch vì lý do y tế nào. Tìm hiểu rõ luật pháp nước sở tại luôn là ưu tiên hàng đầu, vì một cá nhân không thể làm thay đổi những quy định pháp luật”.

Một người mẹ 59 tuổi (giấu tên) ở Mỹ đang khởi kiện để yêu cầu được quyền mang thai hộ giúp… con gái. Năm 2008, con gái của bà quyết định trữ đông trứng ở Trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) Hammersmith tại London (Anh), sau khi cô được chẩn đoán mắc chứng ung thư ruột. Năm 2011, cô qua đời khi tâm nguyện có một đứa con từ trứng của mình và một người tình nguyện hiến tặng tinh trùng chưa được thực hiện. Giờ đây, bố mẹ cô đều muốn mơ ước cuối đời của con gái thành sự thật. Một phòng khám ở New York (Mỹ) đồng ý thực hiện kỹ thuật để người mẹ có thể mang thai hộ con gái đã mất, với chi phí tổng cộng là 92.000 USD.

Mang thai ho, rao can tu phap luat

Mang thai hộ cần sự quy định chặt chẽ của pháp luật - Ảnh: SCMP

Thế nhưng, rắc rối đến từ quy định nghiêm ngặt ở Anh. Cơ quan Phôi thai và sinh sản người (HFEA) từ chối đưa trứng đã trữ đông của cô gái ra khỏi ngân hàng trữ trứng để chuyển sang Mỹ cho người mẹ trên, vì họ cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy, cô gái trước khi qua đời muốn người mẹ mang thai hộ mình. Trong hồ sơ trữ trứng, cô gái chỉ đồng ý việc trung tâm được quyền bảo quản trứng nhưng lại không ghi cụ thể nếu trong tình huống cô qua đời, cô muốn trứng của mình được sử dụng như thế nào.

Bằng chứng duy nhất bây giờ là những câu nói cuối đời mà cô gái chia sẻ với mẹ. Trong phiên tòa xử giành quyền được mang thai giùm con gái, bà mẹ trên nghẹn ngào nhắc lại những lời con gái dặn dò mình: “Xin mẹ hãy mang con của con đến thế giới này. Xin bố mẹ hãy nuôi nấng, dạy dỗ cháu. Chỉ cần còn hy vọng, chỉ cần còn cách, con tin đứa bé sẽ có cuộc sống hạnh phúc, an toàn trong vòng tay bố mẹ”. Trong phiên tòa này, không có đúng hay sai vì không đủ căn cứ để xác định rạch ròi mọi chuyện. Nếu được xử thắng cuộc, bà mẹ này sẽ là người đầu tiên trên thế giới mang thai giùm con gái đã qua đời, bằng trứng của cô gái ấy.

Mang thai hộ là khái niệm vô cùng phức tạp, có liên quan trực tiếp đến nhiều cá nhân và mối quan hệ xã hội. Những quy định càng cụ thể, chi tiết thì giới hạn với những phát sinh ngoài ý muốn càng rõ ràng. Chỉ khi nào hiểu tường tận mọi ngóc ngách quy định, một người mới nên chọn phương pháp này để chào đón đứa con của mình.

THIÊN ANH 

(CBC News, BBC, wikipedia)

Luật mang thai hộ của một số nước

Australia chỉ cho phép tự nguyện mang thai hộ mà không phải thông qua một hợp đồng đẻ thuê. Công dân ở một số bang bị cấm ra nước ngoài sử dụng dịch vụ này. Ở Canada cũng có quy định tương tự.

Phần Lan, Iceland, Italia, Hungary không cho phép mang thai hộ dưới bất cứ hình thức nào.

Nga cho phép mang thai hộ (tự nguyện hoặc thương mại) nhưng phải đảm bảo một số điều kiện được quy định như điều kiện sức khỏe sinh sản của người cần nhờ mang thai hộ.

Đẻ thuê được cho phép ở Ấn Độ và quốc gia này là một trong những điểm đến của hoạt động du lịch đẻ thuê, với giá trọn gói từ 10.000-28.000 USD. Tuy nhiên, Ấn Độ cấm mang thai hộ nếu người yêu cầu mang thai hộ là người độc thân, chưa kết hôn.

Tháng 2/2015, Chính phủ Thái Lan ban hành lệnh cấm người nước ngoài thuê phụ nữ mang thai hộ thông qua hợp đồng thương mại, sau một loạt rắc rối liên quan đến dịch vụ này.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI