Lũ lụt tiếp tục tàn phá Trung Âu

09/06/2013 - 06:55

PNO - PNO - Ngày 8/6, hơn 80.000 nhân viên cứu hộ, bao gồm lính cứu hỏa, quân nhân và các tình nguyện viên, đã tập trung lực lượng đối phó với trận lụt tồi tệ nhất ở Đức trong vòng một thập kỷ. Hàng ngàn người dân vẫn chưa thể trở...

Lu lut tiep tuc tan pha Trung Au

Người dân Đức ở Magdeburg đi lại trong làn nước lũ do sông Elbe tràn bờ ngày 8/6 - Ảnh: AP

Sau nhiều ngày mưa lớn, lũ lụt trên khắp châu Âu đã cướp đi sinh mạng của 20 người. Hàng ngàn người được đưa đến những nơi trú ngụ khẩn cấp chờ nước rút để có thể trở về nhà của mình.

Hãng tin Đức DPA cho biết, người dân ở Magdeburg bang Saxony-Anhalt nóng lòng chờ đợi nước hạ khi mực nước sông Elbe đã đạt đỉnh vào ngày 8/6. Chính quyền đã sơ tán một nhà dưỡng lão và ngắt điện một số nơi trong thành phố. Nơi sông Saale gặp sông Elbe, khoảng 3.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa của mình.

"Những ngày tới sẽ cực kỳ khó khăn", thị trưởng thành phố Magdeburg Lutz Truemper nói với hãng tin DPA.

Mực nước cao cũng được báo cáo ở Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech, trong khi hàng ngàn người ở Áo đang bận rộn dọn lớp bùn để lại sau khi nước lũ rút xuống sông Danube.

Tại Hungary, khoảng 2.000 cư dân thị trấn Gyorujfalu phía Tây Bắc thủ đô Budapest đã được sơ tán vì chính quyền sợ các con đê không chịu được áp lực của nước sông Danube. Gần 1.000 người khác phải rời nhà cửa dọc theo sông để đề phòng lũ lớn.

Hàng trăm tình nguyện viên và binh lính giúp be bờ chống lũ dọc theo sông Danube ở Szentendre, một thị trấn cách Budapest 22 km về phía Bắc, trong khi lực lượng quan nhân dự bị từ các hạt khác của Hungary chất đầy các bao cát và xếp chúng lên trên các bức tường dọc theo sông, mà theo dự báo sẽ đạt mức nước cao nhất vào ngày Chủ nhật (9/6) - với mức nước 40cm trên kỷ lục hiện tại 7,6m.

Lu lut tiep tuc tan pha Trung Au

Lu lut tiep tuc tan pha Trung Au

Nước Đức trong nước lũ ngày 8/6 - Ảnh: DPA, AP

"Sau các trận lụt năm 2002 và 2006, bức tường dạo chơi (nổi trên trên mặt nước và làm đường đi lại cho người dân trong ngày lũ) trở nên rất yếu và chúng tôi quyết định phá hủy nó”, Thị trưởng thành phố Szentendre, ông Ferenc Dietz, cho biết. Ông nói: "Chúng tôi quyết định dựng một bức tườngchống lũ di động, một phần vì nó an toàn hơn”.

Nước dâng cao trên sông Danube, con sông lớn nhất châu Âu, dự kiến sẽ di chuyển đến Budapest vào ngày 10/6. Một trong những trận lũ kinh hoàng nhất là vào năm 1838, khi sông Danube giận dữ giết chết 150 người và khiến hơn 50.000 người khác mất nhà cửa.

Ở Slovakia, nước sông Danube vẫn lên tại các thị trấn Sturovo và Komárno gần biên giới với Hungary. Tình hình ở Komárno đặc biệt nghiêm trọng khi hàng loạt đoạn đê bao chống lụt bắt đầu bị rò rỉ và đang được các tình nguyện viên khẩn trương gia cố bằng bao cát.

Lu lut tiep tuc tan pha Trung Au

Lu lut tiep tuc tan pha Trung Au

Lũ lụt tiếp tục tàn phá các nước Trung Âu Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech - Ảnh: AP, AFP

Tại Cộng hòa Séc, nước lũ tiếp tục rút và công việc dọn dẹp bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên, các biện pháp chống lụt vẫn được duy trì vì dự báo thời tiết những ngày cuối tuần sẽ có mưa lớn.

VIỆT HƯNG (Theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI