Làng cho người cao tuổi

19/02/2014 - 07:20

PNO - PN - Bà Mary - Carroll Potter, 78 tuổi, ở Hollin Hills (Mỹ) có bốn đứa con nhưng tất cả đều sống xa bà. Mặc dù được các con mời đến ở chung để tiện việc chăm sóc nhưng bà từ chối. Bà thích ở lại nơi đã gắn bó với mình trong 50...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bà Potter còn có lý do khác để ở lại. Bà không sợ tuổi già cô độc không ai chăm sóc nữa. Bà giờ đã là một thành viên của Mount Vernon at Home, một “làng cao tuổi”, cung cấp các dịch vụ giúp người lớn tuổi có thể sống độc lập nhờ mạng lưới tình nguyện viên chuyên nghiệp. Các thành viên tham gia ngôi làng chỉ phải trả mức phí hàng năm 700 USD/người hoặc 950 USD cho một cặp vợ chồng

“Tôi có một thanh niên đến giúp thay bóng đèn trên trần nhà, một người khác giúp hàn điện và một người khác nữa trang trí nhà cửa, treo những tấm ảnh khi cần thiết. Dĩ nhiên là họ không thể bằng con của mình nếu sống chung, nhưng tôi luôn có một bạn trẻ ở quanh khu vực để giúp đỡ khi mình cần” - bà Potter cho biết.

Những “làng cao tuổi” như ở Vernon đang trở thành một hiện tượng gia tăng với tốc độ đáng kinh ngạc tại Washington. Theo số liệu của Mạng lưới các ngôi làng, Washington dẫn đầu cả nước Mỹ với 40 làng hiện nay (so với con số ít ỏi vỏn vẹn năm làng năm 2010). Số lượng các làng đăng ký với mạng này đã tăng từ 50 năm 2010 lên thành 124 năm nay và nhiều làng cũng đang được xây dựng.

Một hoặc hai thế hệ trước đây, nhiều người Mỹ cho rằng khi về già sẽ đến sống ở nhà dưỡng lão hoặc các cơ sở hỗ trợ người lớn tuổi. Bức tranh đó giờ đã khác. Nghiên cứu mới của Hiệp hội những người về hưu (AARP) cho biết 88% các cụ trên 65 tuổi thích ở lại nơi mình đã sống lâu năm hơn là chuyển đi nơi khác.

Lang cho nguoi cao tuoi

Giờ đây, thế hệ các cụ ở Mỹ chọn cách sống tại nhà nhờ vào sự bùng nổ các "làng cao tuổi" 

“Thái độ sống của người lớn tuổi đang thay đổi. Mọi người không muốn bị nhìn nhận là già yếu và cô lập” - Debra Umberson, giáo sư xã hội học chuyên về người già tại Đại học Texas cho biết.

“Làng cao tuổi” thường được tổ chức trong các khu phố để dễ dàng cung cấp dịch vụ tình nguyện viên như giao hàng, cắt cỏ và đi lại và kết nối các thành viên với những nhà cung cấp dịch vụ trả phí. Phong trào này chủ yếu bắt đầu ở khu vực đô thị nhưng ngày càng lan rộng đến các vùng ngoại ô, gần đây đã về tận vùng nông thôn. Khi phong trào lớn mạnh, nhiều dịch vụ phức tạp được thêm vào như công tác xã hội, du lịch, các hoạt động văn hóa, đưa các cụ đi khám bác sĩ…

Ed Missiaen, 72 tuổi, là một thành viên Làng Capitol Hill. Đối với ông, việc trở thành tình nguyện viên của làng như một cách sống lại thời tươi trẻ khi ông là một tình nguyện viên những năm 1960. Vợ chồng ông Missiaen tham gia làng này vì “có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ cần đến những dịch vụ này”.

Mỗi ngôi làng phát triển khác nhau theo nhu cầu của các thành viên trong vùng. Trong khi các làng ở đô thị có xu hướng phát triển dày đặc hơn, các làng ngoại ô thường mở rộng hơn. Đối với những ngôi làng như Mount Vernon at Home, với 5 năm tuổi và 190 thành viên có độ tuổi trung bình là 82, trải rộng trên một diện tích đến 22,4km2, vấn đề giao thông chiếm đến 80% công việc, liên quan đến những chuyện như chở các cụ đi khám bác sĩ, đến cửa hàng tạp hóa và tham gia các sự kiện xã hội. Một số làng khác thì có các dịch vụ giúp mọi người hoạch định tài chính và y tế. Nhiều nơi khác thì cung cấp thêm các dịch vụ văn hóa giải trí như câu lạc bộ văn học, câu lạc bộ opera, tổ chức các chuyến tham quan các công trình kiến trúc, các buổi thuyết trình và các màn biểu diễn văn nghệ…

Vấn đề y tế cũng được đặc biệt chú trọng. Làng Capitol Hill có một điều phối viên riêng sắp xếp tình nguyện viên chuyên biệt cho những cụ cần chăm sóc đặc biệt. Làng Foggy Bottom Village West End đang dự định lập một đội phản ứng nhanh tương tự, có làng lại có những nhóm hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân ung thư.

Bằng cách tổ chức các làng cao tuổi, các cụ già ở Mỹ giờ đây có một cuộc sống độc lập hơn và hữu ích hơn.

AN KHUÊ (Theo Washington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI