Khi trường học trở thành ‘chiến trường’

17/12/2014 - 18:34

PNO - PNO – “Quanh tôi la liệt bạn bè bị thương và đã chết!”. Đó không phải lời một người lính trên chiến trường, đó là lời một cậu bé 15 tuổi đang nằm trên giường bệnh ở Peshawar, Pakistan, sau khi các chiến binh Taliban tấn công...

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi truong hoc tro thanh ‘chien truong’

Khi truong hoc tro thanh ‘chien truong’

Vụ thảm sát ở Peshawar là hồi chuông báo động về mối nguy hiểm nhà trường phải đối mặt - Ảnh: CNN/AP, Getty Images

Vào thời điểm các vụ đánh bom sân chơi trẻ em ở Syria, bắt cóc nữ sinh tại Nigeria, đóng cửa các trường nữ ở Afghanistan và các cuộc xung đột ở Pakistan dường như có chiều hướng bị lãng quên, thì cuộc tấn công trường học ở Peshawar lại gióng lên hồi chuông cấp báo về mối nguy hiểm các em phải đối mặt, khi chỉ đơn giản cắp sách đến trường.

Nhân loại đã sẵn sàng để xem trường học trở thành “mặt trận” mới hay chưa? Câu hỏi này cần có sự trả lời của tất cả chúng ta.

Cuộc tấn công trường học ở Peshawar không phải là đơn nhất, nó chỉ đơn giản là lớn hơn và khủng khiếp hơn các cuộc tàn sát trước đó. Một bản tin do đặc phái viên LHQ về trẻ em và xung đột vũ trang lưu ý: "Năm 2013, Pakistan đã báo cáo lên LHQ 78 cuộc tấn công các trường học, giáo viên và học sinh”.

Ngay sau khi kết thúc cuộc tấn công trường học ở Peshawar, nhà hoạt động nữ quyền Pakistan, người đoạt giải Nobel Hòa bình Malala Yousafzai, đã tuyên bố lên án “những hành vi tàn bạo và hèn nhát" của chiến binh Taliban. Hai năm trước, cô từng bị các tay súng Taliban bắn vào đầu để cản trở việc cô đấu tranh đòi quyền đến trường cho các bé gái ở thung lũng Swat thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, cách không xa tỉnh lỵ Peshawar.

Bạo lực không có gì là mới mẻ, và khi xung đột vũ trang ngày càng tăng đã khiến trẻ em trên thế giới bị đặt vào “tuyến đầu của mặt trận”.

Một bé gái Uganda tên là Margaret từng có trả lời phỏng vấn gây chấn động, khi cô bị lính của thủ lĩnh Joseph Kony bắt từ một ngôi trường ở miền Bắc nước này năm 2004, khi cô mới 14 tuổi. Cô bị buộc phải trở thành nô lệ tình dục và sinh cho Kony những đứa con - những người lính và nô lệ tương lai cho Quân đội kháng chiến của bạo chúa Kony.

Khi trường học trở thành chiến trường, nhu cầu bảo vệ nó trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Thật vậy, giáo dục là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến vì sự ổn định và an ninh toàn cầu. Nhà kinh tế Amartya Sen, một người đoạt giải Nobel, đã viết rằng không có con đường nào để phát triển kinh tế và tái lập hòa bình rõ ràng hơn là giáo dục.

Tuy nhiên, trong năm 2011, có 57 triệu trẻ em bỏ học, một nửa trong số họ ở các nước đang diễn ra xung đột vũ trang. Ngày nay, hàng triệu trẻ em tị nạn tại Syria vẫn không được đến trường. Chiến dịch vì “Một thế hệ không mất đi” nhằm tài trợ cho giáo dục và hỗ trợ cho những đứa trẻ kém may mắn này đang được tiến hành, nhưng còn thiếu nhiều nguồn tài trợ.

THANH HẢI
(Theo CNN, AP)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI