Hy Lạp lại bên bờ vực thẳm

25/01/2015 - 15:29

PNO - PNO - Những cửa hàng phát súp miễn phí trên đường phố tại Hy Lạp phục vụ hàng ngàn người trong 5 năm qua. Nhưng hình ảnh người trung lưu đứng lẫn trong hàng dài chờ đến lượt mình nhận súp gần đây cho thấy một lần nữa, Hy Lạp...

edf40wrjww2tblPage:Content

*Người nhận súp miễn phí cứ tăng thêm

 Eleni Katsouli, nhân viên tình nguyện cửa hàng đã phục vụ hàng trăm ngàn suất ăn nóng miễn phí kể lại: “Một người đàn ông đến trễ khi thức ăn đã hết, tôi chỉ có thể tặng nước và ya-ua cho ông. Ông ấy nói nhỏ: "Tôi đói quá". Điều làm tôi xúc động là ông ấy rất lịch sự chứ không giận dữ”.

Cô nói thêm: “Trước đây, đa số mọi người đến đây đều giận dữ, nhưng giờ thì ai cũng có thái độ biết ơn, và đó mới là vấn đề đáng lo. Phần lớn họ đều có xe hơi, công việc và nhà cửa, nhưng họ vẫn phải đến đây để xin sữa”.

Trước và trong cuộc bầu cử vào hôm Chủ Nhật, người Hy Lạp vẫn còn hoang mang về món nợ 320 tỉ euro mà châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải trả giúp 240 tỉ euro hồi năm 2010.

Hy Lap lai ben bo vuc tham

Hy Lap lai ben bo vuc tham

Hàng dài người Hy Lạp đợi đến lượt mình để nhận rau quả miễn phí - Ảnh: AP

Đảng Syriaza hiện đang dẫn đầu số phiếu nhờ vào những lời hứa sẽ tạo việc làm cho nhân viên chính phủ. Đảng này lý luận, cắt giảm việc làm và tăng thuế là liều thuốc giết chết sự kiên nhẫn của người dân. Một phần tư sản lượng quốc gia biến mất trong vòng 6 năm qua, hàng ngàn hộ gia đình sống dựa vào tiền hưu trí để qua ngày và số người thất nghiệp đã lên đế 26%, trong đó số người trẻ chiếm đến 50%.

Trong khi nền kinh tế của Đức, Anh và Pháp đã từ từ vực dậy từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì Hy Lạp lại lẳng lặng... trầm trọng thêm. Antonis Samaras, thủ tướng đương nhiệm cho biết so với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế đang trên đà phát triển là bằng chứng cho thấy khó khăn đã đi qua. Nhưng trên thực tế, tại các quầy súp miễn phí, tình hình đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Mỗi ngày, cô Katsouli và đồng nghiệp phát ra hơn 2.000 suất ăn nóng. Cách đó không xa, những người nghiện hút đứng xếp hàng mua heroin. Cô nhận thấy một sự bùng nổ trong số lượng những người đến nhận thức ăn miễn phí là những người từng có cuộc sống trung lưu tại thủ đô Athens. “Năm 2010, chúng tôi giúp đỡ 2.000 gia đình, bây giờ con số này là 6.000 và mỗi ngày mỗi tăng".

*Giữa mơ và đời thật

Tại trụ sở chính của đảng Syriza, Alexis Tsipras, người đứng đầu cho biết họ cần 12 tỉ euro để đáp ứng các chương trình phúc lợi xã hội như phát tem đổi thực phẩm, điện miễn phí cho những người không có khả năng chi trả và cần phải tạo ra 300.000 việc làm.

Hiện tại, đảng Syriza đang giúp đỡ nhóm tình nguyện, thành lập các trạm y tế và tổ chức hội chợ nông nghiệp giá rẻ dành cho những người nghèo mới.

Poul Thomsen, nhân viên IMF người Đan Mạch vẫn còn rùng mình khi nhớ lại cảnh những phụ nữ lao công biểu tình vì bị mất việc, họ bao vây xe hơi của ông và xô đẩy nó dữ dội vì giận dữ.

Nhiều người Hy Lạp cho rằng họ không có trách nhiệm trong việc đất nước lâm vào tình trạng bi đát. Khi chính quyền dân chủ trở lại vào năm 1974 sau một cuộc đảo chính quân sự, tham nhũng đã xảy ra tràn lan và làm lũng đoạn nền kinh tế tại đây.

Hy Lap lai ben bo vuc tham

Người Hy Lạp phải ngủ ngoài đường

 Andreas Popodakis vẫn không quên cái chết của mẹ anh, một người tàn tật vì liệt cả hai chân khi bà bị cắt hết trợ cấp xã hộ và hưu trí. Không tiền chữa trị và trả tiền điện, bà đã mất trong đau đớn. Andreas nói: “Thà là ai đó đến kê súng và bắn vào mẹ tôi, còn hơn là để bà chết mòn như thế”.

Lẫn trong hàng người chờ đến lượt lấy súp, Maria, 44 tuổi, một người đàn bà trung lưu trước đây. Tốt nghiệp ngành hành chánh doanh nghiệp, cô từng làm việc trong khoa báo chí, trường đại học Oxford, sau đó về làm cho công ty máy tính của chồng cho đến khi nó bị phá sản trong thời kỳ khủng hoảng. “Chúng tôi từng chi 500 euro một tháng để thuê nhà nghỉ hè, giờ tôi chỉ kiểm được 10 euro mỗi ngày, không đủ tiền mua dầu để đốt lò sưởi”.

Giáo sư Makis Kouzelis của trường đại học Athens chỉ vào đám khói xa xa thành phố cho biết người dân đốt rừng vì không chịu nổi tiền thuế khí đốt. Ông chỉ vào những người không nhà đang ngủ trước các cửa hàng đóng cửa và nói: “Hy Lạp đã trở thành một nước hoàn toàn khác khi mà người ta phải ăn rác trên đường phố đã là chuyện thường ngày”.

Alexandros Komanos, 26 tuổi, thợ cơ khí bị sa thải cách đây 6 tháng chia sẻ anh không muốn sống trong đất nước Hy Lạp “mới” này và dự định gia nhập 200.000 người Hy Lạp rời khỏi đất nước để kiếm việc nơi khác.

“Sống ở đây không còn ý nghĩa gì nữa, chính quyền mãi nói về những thay đổi trong nền kinh tế, nhưng đó chỉ là những con số ảo. Nền kinh tế thực sự, những con người thực sự như chúng tôi vẫn còn khổ lắm". Komanos nói thêm, anh đang chờ đến ngày đi Hà Lan để kiếm việc. Anh hoàn toàn mất tin tưởng vào nền chính trị ở nước nhà, kể cả đảng Syriza. “Tôi đã nghe từ năm này qua năm khác những lời hứa ảo, họ đang rao bán những giấc mơ không có thật”.

PHAN QUỲNH DAO
Theo Times

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI