Hoàng gia vẫn là người 'cầm trịch'

21/01/2015 - 19:14

PNO - PN - Thời gian qua, tại Vương quốc Campuchia cũng như Thái Lan, đều xảy ra các biến cố đe dọa mất ổn định xã hội. Trong bối cảnh đó, nổi lên vai trò của hoàng gia trong sứ mệnh hòa giải, làm dịu đi mâu thuẫn giữa các phe phái chính...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hoang gia van la nguoi 'cam trich'

Hoàng tử Norodom Ranariddh phát biểu trước các quan chức Funcinpec nhân được bầu lại làm Chủ tịch đảng - Ảnh: The Cambodia Daily

Thông qua tuyên bố “hợp tác mật thiết hơn bao giờ hết” với đảng cầm quyền CPP của Thủ tướng Hun Sen, Hoàng tử Norodom Ranariddh, người một lần nữa ngồi ghế Chủ tịch đảng bảo hoàng Funcinpec.

Việc ông hoàng Ranariddh tái xuất hiện đặc biệt có ý nghĩa khi chính trường Campuchia trở nên hết sức căng thẳng. Báo The Cambodia Daily ngày 20/1 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tuyên bố sẽ bắt giữ các lãnh đạo CNRP, nếu họ tiếp tục tung tin sai sự thật và kích động chống đảng CPP cầm quyền.

Khoảng 2.000 đảng viên Funcinpec từ 24 tỉnh Campuchia và thủ đô Phnom Penh đã lắng nghe Công chúa Norodom Arunrasmey, người trở thành Chủ tịch đảng vào năm 2013, ca tụng phẩm chất của anh trai và chính thức giới thiệu Hoàng thân Norodom Ranariddh quay trở lại làm chủ tịch đảng. Từ trên diễn đàn Funcinpec, Hoàng tử Ranariddh tuyên bố ông sẽ thúc đẩy sự thay đổi, nhưng tránh xa các cuộc biểu tình đường phố do đảng đối lập CNRP phát động.

Cục diện ba bên đã hình thành ở Campuchia - đảng Cứu quốc Campuchia đối lập (CNRP) do ông Sam Rainsy cầm đầu, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen và đảng bảo hoàng Funcinpec với Chủ tịch mới là Hoàng thân Ranariddh. Theo các nhà phân tích, hoàng gia Campuchia đã thể hiện vai trò “cầm trịch” duy trì giới hạn cuối cùng của sự ổn định trước các diễn biến chính trị gần đây ở Campuchia. Hoàng gia Campuchia không đơn thuần đóng vai trò tượng trưng, người ta có thể cảm thấy sự hiện diện của nền quân chủ trong các sự kiện chính trị và xã hội ở nước này.

Hoang gia van la nguoi 'cam trich'

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej nắm quyền tối cao ở Thái Lan - Ảnh: Thailand Royal Family

Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Thái Lan, nơi hoàng gia được người dân tôn sùng và có vai trò quyết định trong các biến cố xã hội. Sự xuất hiện hay vắng mặt của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, 88 tuổi, trong các sự kiện quan trọng của nước này có ý nghĩa rất to lớn.

Quốc vương Bhumibol Adulyadej đại diện cho hoàng gia Thái Lan và lực lượng quân đội là hai yếu tố mang tính quyết định đối với cục diện chính trị đất nước. Tháng 5/2014, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã phê chuẩn để Tư lệnh lục quân, Tướng Prayuth Chan-ocha, người tiến hành đảo chính, đứng đầu Hội đồng quân sự nắm toàn bộ quyền bính ở Thái Lan. Sau đó, tháng 8/2014 Quốc vương phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Chan-ocha làm Thủ tướng Thái Lan.

Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, Quốc vương nước này đã vài lần can thiệp vào chính trường, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 2005-2006. Ông Bhumibol Adulyadej được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Thái Lan trong thập niên 1990, mặc dù giai đoạn đầu của vương triều, ông đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Nhà vua sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều dự án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn, ngài được người dân hết sức yêu quý và tôn trọng.

 HÒA NINH (The Cambodia Daily, AFP, The Bangkok Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI