Farkhunda - một cái chết trở thành biểu tượng

08/04/2015 - 17:34

PNO - PN - Suốt tuần qua, các nhà thơ, nhạc sĩ, diễn viên và nhà hoạt động xã hội của Afghanistan đã tập trung đông đảo để tưởng niệm cuộc đời ngắn ngủi và cái chết thương tâm của Farkhunda. Người phụ nữ này đã trở thành biểu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Farkhunda - mot cai chet tro thanh bieu tuong

Bức hình nữ học giả Farkhunda khi còn sống - Ảnh: Reuters

Nữ học giả tôn giáo Farkhunda (27 tuổi) bị giết chết vào ngày 19/3 sau khi tranh cãi với một người bán rong tại thánh đường Hồi giáo Shah-Do Shamshira, ở thủ đô Kabul. Theo các nhân chứng, Farkhunda yêu cầu người này không bán “bùa giả” cho phụ nữ không có con, còn người bán hàng, được một số giáo sĩ hậu thuẫn, đã lớn tiếng vu cáo cô đốt kinh Koran. Vậy là, đám đông đổ xô vào trị tội cô. Farkhunda bị đấm, đá, đánh bằng ván gỗ, ném từ mái nhà xuống đất, cô bị người ta lái xe hơi cán qua người và dùng một khối bê tông đập lên thân thể. Chưa hết, thi thể cô còn bị kéo lê trên con đường chính, rồi ném xuống bờ sông Kabul và bị thiêu cháy.

Bộ Nội vụ Afghanistan đã bắt giữ 28 nghi phạm và sa thải 19 cảnh sát liên quan đến vụ việc. Một ủy ban điều tra do tổng thống chỉ định đã tuyên bố Farkhunda vô tội. Cuối tuần qua, chính phủ cũng ra lệnh tạm thời đóng cửa thánh đường Hồi giáo Shah-Do Shamshira.

Vụ giết người man rợ này gây nên làn sóng biểu tình phẫn nộ trên cả nước và được cả thế giới quan tâm chia sẻ. Nhà làm phim tài liệu Diana Saqeb thốt lên: “Tôi không tin vào nhân tính của đất nước này nữa!”. Đã 10 ngày nay, Diana không muốn ăn, không thể ngủ vì vụ giết người man rợ này. “Những người này là kẻ sát nhân, không khác gì với Taliban hay Daesh (IS), những kẻ cũng giết người nhân danh Chúa Trời”, Saqeb nói.

Farkhunda - mot cai chet tro thanh bieu tuong

Cái chết bi thảm của Farkhunda gây nên làn sóng biểu tình phẫn nộ ở Afghanistan - Ảnh: AP

Nhưng, điều quan trọng từ sự kiện bi thảm này là, lần đầu tiên trong xã hội Afghanistan hiện đại, quyền lực không thể tranh cãi của tôn giáo đã bị thách thức. Các thủ lĩnh tôn giáo và chính khách bảo thủ, dưới áp lực dữ dội của công luận, cuối cùng phải lên tiếng xin lỗi vì họ đã tìm cách biện minh cho vụ sát hại Farkhunda. Ít nhất một quan chức phải mất chức vì nói Farkhunda xứng đáng nhận cái chết tàn khốc, nếu thực tế cô đã đốt sách thánh.

Farkhunda - mot cai chet tro thanh bieu tuong

Farkhunda giờ đây nổi lên như một biểu tượng của công lý và nữ quyền - ẢNH: CBS News

Farkhunda - mot cai chet tro thanh bieu tuong

Sima Samar, người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền độc lập Afghanistan (IHRC), cho rằng cái chết thương tâm của Farkhunda không vô nghĩa nếu các thủ phạm bị pháp luật nghiêm trị. Thực tế này góp phần thúc đẩy sự hiện diện của lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp, nhằm duy trì niềm tin cho dân chúng Afghanistan. Nhà hoạt động nhân quyền Nader Nadery nhấn mạnh, sự việc này mang tính bước ngoặt, báo hiệu bước tiến của tự do dân sự, đó là đất nước không thể quay lại tình trạng cũ, “khi các thủ lĩnh tôn giáo tự xưng quyết định nền tảng đạo đức, nhân danh công lý và hiến pháp”.

Farkhunda giờ đây nổi lên như một biểu tượng của công lý và nữ quyền. Bộ Nội vụ Afghanistan tổ chức một giải đấu bóng chuyền nữ trong ba ngày để tranh Cúp Farkhunda. Các áp phích cỡ lớn, có cái mang khuôn mặt Farkhunda đẫm máu do bị đánh đập, có cái là chân dung cô trong sáng, ngỡ ngàng nhìn người qua đường, được treo bên cạnh thánh đường ven sông (nơi cô từ giã cõi đời). Và một lá cờ “tử vì đạo” bằng vải sa tanh màu xanh cũng được dựng lên gần nơi người ta thiêu sống cô.

Farkhunda - mot cai chet tro thanh bieu tuong

Suốt tuần qua, các học giả, nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ tưởng niệm Farkhunda - Ảnh: AP

Người dân Afghanistan có nhiều cách riêng để ca ngợi Farkhunda và ngầm bày tỏ phản ứng của mình trước cái ác “núp bóng” tôn giáo. Quán cà phê Gabriel Garcia Marquez (mang tên nhà văn Colombia) ở Kabul được đổi tên thành Farkhunda để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với sự hy sinh của cô. Chủ phòng tranh Cactus nổi tiếng ở thủ đô, ông Nasir Neanderthal vừa thuê Hamid Hassanzada, một họa sĩ địa phương vẽ bức tranh tường khổng lồ, miêu tả trinh nữ Ba Tư bị lũ quỷ dữ có sừng hành hạ và sát hại.

Trong khi đó, cô Juma Gul ở tỉnh Ghor miền Trung Afghanistan, cho biết cô đặt tên con gái mới sinh của mình là Farkhunda để tưởng nhớ người phụ nữ Afghanistan can đảm.

 CẨM HÀ
(Theo AP, CBS News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI