EU: Ngoài mặt ủng hộ ông Trump thân Nga, sau lưng âm thầm tẩy chay

29/11/2016 - 06:33

PNO - EU vẫn chưa muốn cải thiện quan hệ với điện Kremlin, vẫn còn nhiều mối nghi ngại của khối liên minh này dành Moskova và mâu thuẫn vẫn rất lớn chứ không hề đơn giản như vẻ bề ngoài thế giới có thể nhìn thấy

Các nghị sĩ Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chống các phương tiện truyền thông Nga trong đó có hãng Sputnik và kênh truyền hình RT.

Ngày 23/11, theo kết quả 691 nghị sĩ tham gia bỏ phiếu 304 phiếu thuận, 179 phiếu chống và 208 phiếu trắng, các nghị sĩ Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chống các phương tiện truyền thông Nga, đặc biệt hãng Sputnik và kênh truyền hình RT được coi là nguy hiểm nhất, theo phóng viên Sputnik đưa tin.

Trong kiến nghị có tựa đề "Truyền thông chiến lược EU với mục đích chống tuyên truyền của các quốc gia bên thứ ba" khẳng định: Liên bang Nga hình như cung cấp hỗ trợ tài chính cho các đảng phái chính trị và các tổ chức đối lập ở  Liên minh châu Âu.

EU: Ngoai mat ung ho ong Trump than Nga, sau lung am tham tay chay
EU: Ngoài mặt ủng hộ ông Trump thân Nga, sau lưng âm thầm tẩy chay

Trong bản kiến nghị nêu đích danh hãng thông tấn Sputnik, kênh truyền hình RT, quỹ "Hòa bình Nga" và Cơ quan Liên bang "Rossotrudnichestvo" trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga như là mối hiểm họa truyền thông nghiêm trọng đối với EU.

Dự thảo nói rằng, Matxcơva áp dụng chính sách "tuyên truyền thù địch" chống lại EU. Đồng thời  một số tác giả bản kiến nghị đã so sánh hành động phản kháng của LB Nga với cuộc chiến với IS (bị cấm ở Nga), kêu gọi các nước thành viên EU và Ủy ban châu Âu bổ sung kinh phí cho các dự án phản tuyên truyền. Điều đáng chú ý là Anna Fotyga, tác giả của bản kiến nghị đã thừa nhận rằng, động cơ cá nhân đã điều khiển bà trong khi soạn thảo tài liệu này.

Tài liệu đề xuất áp dụng kiểm duyệt với các phương tiện truyền thông Nga và kêu gọi các nước EU đưa ra những "sáng kiến ​​pháp lý cụ thể để trở nên có trách nhiệm và hiệu quả hơn trong việc xử lý vấn đề thông tin sai lạc và tuyên truyền". Đồng thời, các tác giả tài liệu vẫn đề cập tới sự cần thiết của đa nguyên truyền thông và tự do thông tin.

Trước buổi bỏ phiếu, tài liệu đã bị một loạt nghị sĩ châu Âu chỉ trích. Theo Nghị sĩ Tây Ban Nha Javier Couso: "Đặt một quốc gia như Nga ngang hàng với IS là việc làm vô trách nhiệm".

EU: Ngoai mat ung ho ong Trump than Nga, sau lung am tham tay chay
Những tưởng mối quan hệ Nga - EU đã ấm lên sau khi ông Trump đắc cử nhưng sự thật không phải như vậy

Nghị sĩ Pháp Jean-Luc Shaffhauzer nhận xét: "Tác giả nghị quyết nên xấu hổ về việc đã đặt Nga song song với ISIL. Một bên là nhà nước pháp quyền, trong khi một bên là tổ chức khủng bố. Họ hoàn toàn không có gì chung". Moskva đã hứa sẽ có phản ứng với những động thái thiếu thân thiện từ phía Nghị viện châu Âu.

Có thể thấy, dường như mối quan hệ Nga - EU vẫn chưa thực sự được hóa giải như vẻ bề ngoài. Cứ ngỡ rằng với chiến thắng của tân Tổng thống Donald Trump thì châu Âu và Moskova đã bước sang một kỷ nguyên mới. Thậm chí trước đó một vài các nhà lãnh đạo nước thành viên EU còn đã chuẩn bị dỡ lệnh cấm vận với Nga ngay sau khi ông Trump đắc cử. Ngược lại phía Nga cũng hồ hởi bày tỏ "tình hữu nghị" và thiện chí thúc đẩy quan hệ. Tuy nhiên, tình hình có vẻ không hẳn như vậy.

Có vẻ như EU vẫn chưa thật sự hết đề phòng với điện Kremlin, vẫn luôn còn nhiều mối nghi ngại của khối liên minh này dành cho chính quyền ông Putin và nó vẫn còn rất lớn chứ không hề đơn giản như vẻ bề ngoài thế giới có thể nhìn thấy.

Tiêu Giao (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI