'Em và con phải sống'

07/02/2015 - 09:22

PNO - PN - Trong những tình huống rủi ro, chính khát khao được sống là sức mạnh để nạn nhân tạm quên mọi đớn đau. Đó là trường hợp của bé gái bảy tuổi Sailor Gutzler, nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ tai nạn máy bay gia đình hồi...

edf40wrjww2tblPage:Content

'Em va con phai song'

Em bé hai tuổi đã được cứu sống - Ảnh: Mail Online

Trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không TransAsia Airways Đài Loan (Trung Quốc) xảy ra ngày 4/2, 15 người trong số 58 hành khách và phi hành đoàn may mắn thoát chết. Một số người bị văng ra ngoài đã gắng gượng giữ hơi thở để chờ người đến cứu. Có hành khách bất chấp mọi rủi ro, dành chút sức lực còn sót lại để cứu giúp người thân.

Đó là Lin Mingwei (39 tuổi), đi cùng vợ con trên chuyến bay GE235. Anh Lin Mingwei kể, máy bay không hề có dấu hiệu gì báo trước nó sắp gặp sự cố. Mọi việc diễn ra quá nhanh và đột ngột. Khi máy bay đâm xuống sông Keelung, anh Lin Mingwei cố lôi vợ con ra khỏi xác máy bay, dốc hết sức giữ cho vợ con nổi trên mặt nước. Chị Jiang Yuying, vợ anh, lúc ấy bị gãy xương nhiều chỗ, không thể xoay trở. Thấy con đuối dần vì uống quá nhiều nước, anh Lin Mingwei liên tục hô hấp nhân tạo, xoa ngực cho con trai bé bỏng Lin Riyao chỉ mới hai tuổi. Anh nghẹn ngào chia sẻ: “Con tôi đã đấu tranh để giành lấy sự sống ngay từ khi mới chào đời. Vợ tôi sinh non, bé phải nằm viện gần bốn tháng trời. Tôi đã hứa với bản thân, trong bất cứ nghịch cảnh nào cũng không màng đến tính mạng để cứu vợ con. Tôi sợ cảm giác phải mất họ”.

Chính tình thương vô bờ của Lin Mingwei đã đưa vợ con trở về trong vòng tay anh. Hiện chị Jiang Yuying và bé Lin Riyao đang được chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện. Trong thời khắc nguy nan trên chuyến bay định mệnh này, câu nói “Em và con phải sống” luôn cháy bỏng trong lòng, tiếp thêm nghị lực và sự sáng suốt cho Lin Mingwei quyết bảo vệ sự sống của gia đình mình.

'Em va con phai song'

Bé gái bảy tuổi Sailor Gutzler tự cứu mình sau tai nạn máy bay nhờ bình tĩnh và thực hành theo những kỹ năng sinh tồn mà bố đã dạy em

Trong những tình huống rủi ro tương tự, chính khát khao được sống là sức mạnh để nạn nhân tạm quên mọi đớn đau. Đó là trường hợp của bé gái bảy tuổi Sailor Gutzler, nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ tai nạn máy bay gia đình hồi đầu tháng 1/2015 ở Kentucky (Mỹ). Chứng kiến bố mẹ, chị ruột chín tuổi và anh họ 14 tuổi qua đời, Sailor rất hoảng loạn. Khi ấy, điều duy nhất vang lên trong đầu em là những lời dạy của bố. Người bố, trong bất cứ hoạt động ngoài trời nào cùng con, đều dặn dò chi tiết những kỹ năng sinh tồn.

Bị gãy xương, máu ra rất nhiều nhưng Sailor vẫn tìm cách bò khỏi máy bay, giật lấy một thang ngang trên cánh cửa máy bay đang cháy để chống, gượng đứng dậy, vượt hơn một cây số đường rừng, lội tiếp một khúc sông nhỏ, rồi gõ cửa nhà dân để xin giúp đỡ. Có người ví câu chuyện của Sailor là phép màu nhưng trên tất cả, ý chí sinh tồn vượt bậc, sự bình tĩnh và kỹ năng sống đã giúp cô bé bảy tuổi tự cứu mình.

Năm 2009, chuyến bay của US Airways, vì tránh đàn ngỗng bay qua mà phải hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson (New York, Mỹ). Hành khách Josh Peltz (khi ấy 39 tuổi) đã có những thao tác kịp thời. Khi mọi người nháo nhào đổ về lối thoát hiểm thì anh tập trung nhớ từng động tác tự cứu hộ được ghi sẵn trên chỗ ngồi. Trong khi một người cố chặn cửa vì sợ nước tràn vào, Josh chủ động yêu cầu mở cửa để tìm lối thoát khi máy bay chưa chìm hẳn. Nhờ đó, hành khách dần thoát khỏi khoang máy bay để di chuyển sang phần cánh máy bay, chờ lực lượng cứu hộ đến.

'Em va con phai song'

27 năm sau tai nạn máy bay của hãng Northwest Airlines, McDonell Douglas mới vượt qua nỗi sợ hãi và bộc bạch lời tri ân với cuộc đời

Sống sót sau thảm họa là điều may mắn nhưng cũng là vết thương tâm lý ám ảnh nhiều năm sau của không ít người. Không phải ai cũng đủ dũng cảm nhắc lại cơn ác mộng kinh hoàng mình phải chịu đựng, thế nhưng Cecelia Cichan đã làm được điều đó. 27 năm trước, khi máy bay McDonnell Douglas MD-82 của hãng hàng không Northwest Airlines gặp nạn ở sân bay Metro (Mỹ), Cecelia (khi ấy mới bốn tuổi) là hành khách duy nhất thoát chết trong khi 156 người thiệt mạng. Cô kể, ngày nào cô cũng nghĩ đến vụ tai nạn.

Cô không thể quên ác mộng của quá khứ và càng không quên tấm lòng mà mọi người dành cho mình. Đó là nhân viên cứu hộ John Thiede, bác sĩ Jai Prasad, là tất cả ai đã dồn tình thương và sự quan tâm cho bé gái Cecelia ngày nào. Hàng ngàn gói quà, bức thư động viên đã gửi đến cho Cecelia nhưng sau đó đều được người thân của Cecelia chia sẻ cho những bệnh nhi khác, và lập quỹ giúp đỡ những người khốn khó. Cecelia nói: “Giờ đây, tôi không còn đau buồn về những gì xảy ra, cũng không còn nỗi ám ảnh dai dẳng nữa. Tôi phải sống thật có ích để xứng đáng với sự lựa chọn của số phận”.

Vượt qua chấn thương tâm lý, vực lại chính mình để thấy cuộc đời thật tươi đẹp cũng là lời nhắn nhủ của phóng viên người Philippines Nestor Mata. Năm 1957, ở tuổi 31, ông may mắn sống sót trong vụ tai nạn máy bay khủng khiếp khiến Tổng thống thứ bảy của Philippines, Ramon Magsaysay, và rất nhiều quan chức quân sự cấp cao khác thiệt mạng. Ông Nestor Mata bắt đầu cuộc sống mới với một tâm thế rất khác. Ông quý trọng từng giây phút được sống. Tình yêu của ông không dừng lại ở nghề báo, ông bắt đầu tìm hiểu về hội họa, âm nhạc, đánh cờ… Nestor Mata chia sẻ: “Cuộc đời đáng sống hơn bao giờ hết khi tôi hiểu rằng, được tồn tại, hít thở là một điều kỳ diệu. Dù chuyện gì xảy đến, tôi vẫn sống lạc quan”.

 THIÊN NHƯ
(Theo KSDK, Mirror, Manila Bulletin, Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI