Đôi dép kẹp… hữu tình

05/12/2014 - 06:55

PNO - PN - Cách nay 10 năm, đúng ngày Lễ tặng quà (Boxing Day) 26/12/2004, sáu đứa trẻ nhà Forkan vĩnh viễn mất cha mẹ, trở thành trẻ mồ côi, do thảm họa sóng thần ở Sri Lanka.

edf40wrjww2tblPage:Content

Lúc đó khoảng 8g30 sáng, nhà Forkan đang ở Weligama, một làng nhỏ bên bờ biển phía Tây Nam Sri Lanka thì sóng thần ập đến. Đến cuối ngày, Rob (lúc đó 17 tuổi) và Paul (15 tuổi) tìm được em trai Matty (12 tuổi) và em gái Rosie (8 tuổi). Còn cha mẹ của họ, ông bà Kevin và Sandra, bặt vô âm tín. Bốn anh em Rob đã trải qua hành trình khủng khiếp không kém gì bộ phim The Impossible (nói về thảm họa sóng thần ở Thái Lan) để có thể về được nhà mình.

Họ đi nhờ xe 200 dặm, không tiền, không thức ăn. Họ chứng kiến cả hai thái cực từ sự hèn hạ nhất đến lòng bao dung và chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ. “Cô ấy là y tá, nhưng khi người ta chuyển nạn nhân đầy thương tích đến nơi chúng tôi tạm dừng chân, cô ấy vẫn ngồi im, ra vẻ quẫn trí. Rồi cô ấy lôi ra hai thanh chocolate và ăn một mình. Trong khi, một người đàn ông chỉ còn ba bảng Anh nhưng cố tìm mua thức ăn cho chúng tôi, vợ ông ấy rửa vết thương cho chúng tôi” - Rob kể.

Làm việc cật lực là cách giúp họ không chìm đắm trong quá khứ thương tâm. Rob nói: “Ở công ty cũ, tôi chơi bóng đá mỗi tối, chịu khó giao tiếp xã hội. Tôi giữ cho mình luôn bận rộn, vì khi không có gì để làm, không có ai ở bên, mọi thứ lại trở về trong đầu tôi”.

Doi dep kep… huu tinh

Người sáng tạo dép kẹp Gandys, Rob (trái) và Paul - Ảnh: Matt Writtle

Sau thảm họa, Rob và Paul trở lại Anh, tiếp tục việc học và du lịch thế giới một lần nữa, đi đến đâu họ tìm việc ở đó để trang trải chi phí sinh hoạt. Trên hành trình này, họ luôn canh cánh trong lòng những năm tuổi thơ rong ruổi cùng cha mẹ. Bốn năm trước khi xảy ra tấn bi kịch sóng thần ở Sri Lanka, ông bà Kevin và Sandra đã từ bỏ việc kinh doanh thời trang ở Croydon (Anh), đem theo bốn đứa con nhỏ cùng du lịch và làm việc trong các dự án nhân đạo ở Nam Á. Năm 2001, gia đình Forkan quyết định chuyển đến Goa (Ấn Độ) sinh sống. Trên đường trải nghiệm, Rob và Paul “thai nghén” một khát vọng lớn hơn: “Chúng tôi muốn tạo một thương hiệu dựa vào niềm tin riêng từ lối sống và sự trải nghiệm của mình”.

Doi dep kep… huu tinh

Hai anh em Paul và Rob (phải) tự tay gầy dựng thương hiệu dép kẹp Gandys từ 10.000 bảng Anh tiền vốn- Ảnh: BBC

Ý tưởng về thương hiệu dép kẹp Gandys ra đời, như Paul nói, là lấy cảm hứng từ đôi dép của “cha đẻ” phong trào độc lập ở Ấn Độ Mahatma Gandhi. Dép kẹp, tượng trưng cho sự dịch chuyển, nhưng điều đặc biệt ở dép kẹp Gandys, chất chứa tinh thần của Mahatma Gandhi cũng như câu chuyện gia đình nhà Forkan, là 10% lợi nhuận dùng vào việc giúp đỡ trẻ mồ côi trên thế giới.

Anh em nhà Forkan khởi nghiệp từ một căn hộ nhỏ ở Brixton, phía Nam London vào năm 2011, với 10.000 bảng Anh làm vốn (chủ yếu là tiền tiết kiệm). Đến nay, họ cung cấp sản phẩm Gandys cho 400 cửa hàng tại Anh. Năm tới, họ phân phối sản phẩm đến Mỹ, Úc. Thoạt tiên, Paul và Rob không biết làm gì để khởi động một thương hiệu hay thành lập công ty, nhưng họ không chùn bước: “Cha mẹ tôi có cách tiếp cận mọi vấn đề là không hề sợ hãi, chúng tôi học được điều này”. Họ mày mò trên internet để tìm hiểu việc sản xuất dép kẹp và tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu…

Doi dep kep… huu tinh

Việc bán hàng trên mạng giúp câu chuyện hữu tình về dép kẹp Gandys lan ra khỏi nước Anh - Ảnh: Anne Oswald/RealEyes Photography

Rồi họ lập trang web để bán hàng trên mạng. Sau đó, họ tiếp cận các cửa hàng. Khi có được đơn đặt hàng đầu tiên của một cửa hiệu tại Spitalfields, phía Đông London, họ phấn chấn hơn. Suốt năm 2011, anh em nhà Forkan đặt quan hệ được với 40 cửa hàng nhỏ. Mục tiêu tiếp theo của họ là các nhà bán lẻ lớn. Họ gửi một đôi Gandys đến Philip Green, ông chủ của Topshop. Thậm chí, khi chưa thể có được cuộc hẹn với lãnh đạo Arcadia, họ để những đôi dép này ở sảnh trụ sở chính của Arcadia cho đến lúc những người có trách nhiệm chịu quan tâm đến sản phẩm của mình.

Rob (nay 26 tuổi) và Paul (24 tuổi) nhắm tới việc xây dựng một trại nuôi dưỡng trẻ mồ côi. “Không gì là không thể” là phương châm sống của anh em nhà Forkan.

 VĨNH LINH (Theo Guardian, Standard, BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI