Cựu Thủ tướng Yingluck thách thức luận tội

09/01/2015 - 15:36

PNO - PNO – Thủ tướng bị lật đổ của Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, hôm 9/1 đã tự bào chữa trong phiên luận tội đầu tiên, một động thái được đưa ra nhằm cấm bà tham gia vào chính trường trong 5 năm và làm sâu sắc thêm sự chia rẽ kéo...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cuu Thu tuong Yingluck thach thuc luan toi

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đến buổi luận tội tại Quốc hội ngày 9/1 - Ảnh: EPA

Bà Yingluck, nữ thủ tướng nữ đầu tiên của Thái Lan và là em gái của Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã bị phế truất khỏi chức vụ sau một phán quyết gây tranh cãi của tòa án, không lâu trước khi quân đội Thái lan làm đảo chính lên nắm chính quyền ngày 22/5.

Nay bà đang đối mặt với sự luận tội của Quốc hội Thái Lan - Cơ quan lập pháp quốc gia (NLA) do quân đội kiểm soát - liên quan đến chương trình trợ giá gạo của chính phủ thua lỗ hàng tỷ USD và là động lực dẫn đến các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ của bà.

Theo các nhà phân tích, động thái luận tội cựu Thủ tướng Yingluck là nỗ lực mới nhất của phái bảo hoàng Thái Lan nhằm thủ tiêu ảnh hưởng chính trị của gia đình Shinawatra. Một phán quyết có tội của Quốc hội sẽ dẫn đến việc bà Yingluck bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 5 năm, nhưng quyết định này cũng có thể kích động lực lượng “'áo đỏ” ủng hộ gia đình bà xuống đường phản đối sau nhiều tháng im lặng do thiết quân luật.

Bà Yingluck, mặc một bộ đồ màu đen và áo sơ mi hồng, đến phiên điều trần hai bên có an ninh và một số thành viên đảng của bà đi kèm. "Tôi đã điều hành chính phủ một cách trung thực và phù hợp với mọi luật lệ”, bà Yingluck nói trước Quốc hội, bà bác bỏ những lời cáo buộc xao lãng nhiệm vụ do cơ quan chống tham nhũng quốc gia đưa ra, cái cớ để người ta triệu tập cuộc luận tội này.

Cuu Thu tuong Yingluck thach thuc luan toi

Bà Yingluck gặp gỡ báo giới sau buổi luận tội tại Quốc hội - Ảnh: Reuters

"Chương trình trợ giá mua gạo là nhằm mục đích giải quyết sinh kế của nông dân trồng lúa, giúp họ trả nợ và kéo giảm giá lúa gạo", bà nói và mô tả đó là một phần của "hợp đồng xã hội" của bà để trợ giúp 1,8 triệu nông dân trồng lúa. Bà kết thúc bài tự bào chữa chi tiết và đầy nhiệt huyết bằng cách hối thúc Quốc hội đối xử với vấn đề này “một cách đạo đức, không thành kiến và tránh một chương trình nghị sự chính trị bí mật”.

Một cuộc luận tội muốn thành công cần phải có 3/5 phiếu tán thành của 250 thành viên Quốc hội. “Tuyên án” dự kiến sẽ đưa ra cuối tháng 1/2015. Hiện các công tố viên cũng đang trong quá trình quyết định bà Yingluck có phải đối mặt với một vụ án hình sự riêng rẽ về chương trình hỗ trợ giá gạo hay không.

Những người ủng hộ bà Yingluck nói rằng các thủ tục tố tụng và cáo buộc hình sự là một phần của một chiến dịch rộng lớn hơn nhằm làm tê liệt gia tộc Shinawatra và gây chia rẽ đối với các cử tri của họ, chủ yếu là người dân các vùng nông thôn nghèo nhưng đông dân ở miền Bắc Thái Lan.

CẨM HÀ
(Theo AFP, Bangkok Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI