Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu – Bài 2: Sự sống bị hủy diệt

10/12/2018 - 15:31

PNO - Các nhà khoa học từng gióng lên hồi chuông báo động về những hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu trong nhiều năm qua, và nhân loại đang phải trả giá cho sự thay đổi này.

Biến đổi khí hậu và cái giá phải trả

Cuoc chien chong bien doi khi hau – Bai 2: Su song bi huy diet
 

Mới đây, nhóm nghiên cứu trực thuộc Chương trình Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH) Toàn cầu của Hoa Kỳ công bố bản báo cáo, trong đó giải thích rõ: BĐKH không phải là khí hậu cực đoan của một ngày hay một tuần, nó là một khuynh hướng dài hạn, và con người đang sống với mức nhiệt độ cao nhất trong lịch sử hiện đại.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - Bài 1: Những hi vọng cuối cùng

Báo cáo cũng cho biết, không một nước G20 riêng lẻ nào đáp ứng các mục tiêu chống BĐKH thông qua các nỗ lực giảm phát thải tạo ra hiệu ứng nhà kính. Báo cáo khẳng định, nếu không giảm đáng kể phát thải khí nhà kính, nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm có thể tăng 5°C trở lên vào cuối thế kỷ này, so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.

Tổn thất mà BĐKH gây ra hàng năm có thể đạt hàng trăm tỷ đô la, chẳng hạn như riêng khu vực Đông Nam (Mỹ) sẽ mất hơn nửa tỷ giờ công lao động vào năm 2100 do nhiệt độ cực cao. Nông dân sẽ phải đối mặt với thời kỳ cực kỳ khó khăn. Chất lượng và sản lượng cây trồng sẽ giảm trên toàn quốc do nhiệt độ cao, hạn hán và lũ lụt. Ở nhiều nơi vùng Trung Tây, các nông trại sẽ có thể giảm sản lượng ngô đến 75% so với hiện tại, riêng phần phía nam của khu vực này có thể giảm 25% sản lượng đậu tương.

Cuoc chien chong bien doi khi hau – Bai 2: Su song bi huy diet
Tháng 7/2018, nước Anh ghi nhận hiện tượng nắng nóng lên đến gần 50°C khiến đường ray xe lửa biến dạng, nhựa đường chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng ngành du lịch. Cũng trong thời điểm này, nắng nóng ở Canada làm 30 người thiệt mạng.

Riêng tại Mỹ, nhiệt độ cao có thể khiến sản lượng sữa bình quân giảm từ 0,60% đến 1,35% trong vòng 12 năm tới, trong khi đã khiến cho ngành này thiệt hại 1,2 tỷ USD do trời nóng trong năm 2010. Tình trạng axit hóa đại dương và thủy triều đỏ sẽ gây thiệt hại lớn đến sinh vật biển và làm thiệt hại đến ngành khai thác hải sản.

Nhiệt độ cao hơn cũng sẽ cướp đi mạng sống của nhiều người hơn. Sẽ có thêm nhiều căn bệnh do muỗi và bọ ve như Zika, sốt xuất huyết và chikungunya. Các trường hợp mắc bệnh West Nile dự kiến ​​tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 do nhiệt độ tăng.

Trên phạm vi toàn cầu, một báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi tháng 10 đã kêu gọi tất cả các chính phủ phải thực hiện "những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong mọi khía cạnh của xã hội" để tránh thảm họa do BBĐKH. Báo cáo dự đoán rằng Trái đất sẽ đạt ngưỡng quan trọng 1,5°C (2,7°F) vào khoảng năm 2030, so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Báo cáo cũng cho rằng thế giới phải đối mặt với nguy cơ hạn hán, cháy rừng, lũ lụt và thiếu lương thực đối với hàng trăm triệu người.

Robert Bullard, chuyên gia môi trường Đại học Southern Texas, cho biết: “Nếu chúng ta sẽ điều hành đất nước này như một doanh nghiệp, thì đây là thời gian để nhìn nhận (biến đổi) khí hậu như một tác nhân đe dọa mà chúng ta biết, trước khi nó cướp đi nhiều sinh mạng hơn”.

Nắng như thiêu đốt, mưa như thác lũ

Cuoc chien chong bien doi khi hau – Bai 2: Su song bi huy diet
 

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cũng đưa ra cảnh báo đối với hiện tượng ngày càng nóng lên trên toàn cầu. Năm 2018 trở thành năm thứ tư liên tiếp nhiệt độ trung bình thế giới ở mức cao chưa từng có. Nhiều độ tính đến thời điể nãy đã tăng hơn gần 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900).

Theo WMO, thủ phạm chính gây biến đổi khí hậu là khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chúng đang ở mức cao kỷ lục. Vì thế, chỉ trong cuối thế kỷ này, thế giới sẽ chứng kiến mức tăng nhiệt độ từ 3-5°C. Điều này cho thấy việc thực hiện Thỏa thuận Paris 2015 càng khó khăn.

Trong một báo cáo công bố tháng 10/2018, Liên Hiệp Quốc cho biết tổn thất kinh tế do các thảm họa gây ra trong 20 năm qua là 2.250 tỷ USD. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ là những quốc gia thiệt hại về kinh tế nhiều nhất do thiên tai. Cháy rừng nghiêm trọng ở California đang khiến nước Mỹ chia rẽ. Nhiều người dân bức xúc cho rằng chính vì Tổng thống Mỹ Donald Trump không tin biến đổi khí hậu do con người góp phần gây ra nên đã không có những nỗ lực kịp thời, khiến tình hình ngày càng tồi tệ.

Theo thông tin cập nhật ngày 4/12, đợt cháy rừng này ghi nhận số người chết vì cháy rừng cao nhất ở California từ trước đến nay, lên tới 85 người. Cháy rừng không chỉ hoành hành ở Mỹ mà còn gây ám ảnh ở Anh, Úc, Hy Lạp, Thụy Điển. Nhiệt độ cao khiến những đám cháy rừng càng khó khống chế.

Cuoc chien chong bien doi khi hau – Bai 2: Su song bi huy diet
Vài tuần sau trận mưa lũ lịch sử hồi tháng Bảy, người dân Nhật phải oằn mình chống chọi với đợt nắng nóng chết người. Nhiệt độ ghi nhận ở nhiều nơi vượt mức 41°C. Thời tiết khắc nghiệt làm gần 80 người tử vong, 30.000 người phải đổ về các bệnh viện.

Biến đổi khí hậu được cho là có liên quan tới những điều kiện thời tiết bất thường, gây ra những trận mưa lũ kinh hoàng. Trong năm 2018, Nhật Bản chứng kiến hai trận thiên tai kinh hoàng vào tháng Bảy và tháng Chín.

Tháng 9/2018, bão Jebi với sức gió mạnh đến 216 km/h đổ bộ vào Nhật Bản, là cơn bão lớn nhất từ năm 1993 đến nay. Số người thiệt mạng là 9 người, hàng trăm người bị thương. Trước đó, tháng 7/2018, miền Tây và Nam Nhật Bản hứng chịu trận lụt lịch sử sau một cơn mưa lớn, khiến 219 người thiệt mạng. Đây là trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 36 năm qua tại Nhật.

Còn tại Mỹ, hai tháng sau khi bão Michael cấp 4 tấn công Bắc California (làm 36 người thiệt mạng), người dân Florida vẫn còn phải vật lộn để ổn định cuộc sống.

Mọi người gọi đây là “siêu bão quái vật” vì mức độ tàn phá khủng khiếp của nó. Hàng triệu người phải sơ tán, hàng trăm ngàn hộ gia đình bị mất điện, lũ lụt ảnh hưởng trên diện rộng, lan sang các khu vực lân cận.

Cuoc chien chong bien doi khi hau – Bai 2: Su song bi huy diet
Tháng 7/2018, siêu bão Maria tấn công các tỉnh ven biển Đông Nam Trung Quốc làm 11 người chết. Thiệt hại của riêng tỉnh Phúc Khiến là 82 triệu USD.
Cuoc chien chong bien doi khi hau – Bai 2: Su song bi huy diet
Người dân bị ảnh hưởng từ bão Michael vẫn chưa ổn định lại được cuộc sống.

Anh Coy Connell, sống ở thành phố Panama, Florida cho biết, đến hôm nay, anh và người dân xung quanh vẫn chưa thể trở về cuộc sống bình thường như trước. Bão Michael quét qua và thay đổi toàn bộ cuộc sống của Connell và mọi người. Anh cho biết: “Mọi người không hình dung được những điều tồi tệ chúng tôi vẫn đang hứng chịu đâu”.

Anh Connell vẫn đang chờ đợi hỗ trợ từ các tình nguyện viên, tổ chức. Những thứ anh cần lúc này là chăn, áo, vớ, thức ăn, các loại nhu yếu phẩm để tiếp tục chống chọi qua ngày.

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thảm họa khôn lường và ở nhiều nơi trên thế giới, con người phải trả giá bằng chính sinh mạng quý giá.

Minh Khôi (NBC, Gaflnews, Global News, Japan Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI