Cuộc chiến 17-2-1979: cứ 1 trận phá hủy 2 xe tăng/thiết giáp Trung Quốc

29/02/2016 - 18:32

PNO - Tờ quân sự Thiết huyết đã đưa ra thống kê của chuyên gia quân sự Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới năm 1979.

 Tờ quân sự Thiết huyết đã đưa ra thống kê của chuyên gia quân sự Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới năm 1979, trung bình 1 trận đánh Trung Quốc bị Việt Nam phá hủy 2 xe tăng/ thiết giáp.

Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Trong cuộc xung đột biên giới phía Bắc năm 1979 Trung Quốc đã huy động khoảng 500 xe tăng 100 xe bọc thép và khoảng 400 xe, máy phương tiện quân sự. Trong đó quân khu Quảng Tây huy động Trung đoàn xe tăng 41,42 và Trung đoàn 43,55. Quân khu Quảng Châu cũng huy động số lượng xe tăng tương đối lớn với biên chế 5 xe một nhóm.
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Với 04 trung đoàn xe tăng loại T-62, 01 Trung đoàn xe tăng hạng trung T-59 và 01 trung đoàn xe tăng T-63 tấn công đồng loạt và các 6 tỉnh biên giới Việt Nam vào ngày 17/2/1979 ( Hình ảnh xe tăng Trung Quốc tập kết chuẩn bị xâm lược Việt Nam năm 1979)
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Trong cuộc xung đột biên giới phía Bắc năm 1979 Trung Quốc đã huy động khoảng 500 xe tăng 100 xe bọc thép và khoảng 400 xe, máy phương tiện quân sự. Trong đó quân khu Quảng Tây huy động Trung đoàn xe tăng 41,42 và Trung đoàn 43,55. Quân khu Quảng Châu cũng huy động số lượng xe tăng tương đối lớn với biên chế 5 xe một nhóm.
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Xe tăng T-62 là loại xe tăng bị bắn cháy nhiều nhất trong cuộc xung đột biên giới năm 1979. Trung Quốc mất một gần 1 nửa số T-62 trong tổng số 200 chiếc huy động cho cuộc chiến tranh xâm lược này. ( Ảnh tư liệu)
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Từng hi vọng rất nhiều vào loại T-62 nhưng giới chức quân sự Trung Quốc lại không ngờ rằng: Vỏ giáp của xe tăng Type 62 rất mỏng, dày nhất là 50 mm trên tháp pháo, thân xe từ 15 - 35 mm, chỉ chống lại được vũ khí bộ binh nhẹ hoặc mảnh đạn và gần như bất lực hoàn toàn trước các loại súng chống tăng. Do thiếu hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như kính ngắm đêm, chỉ có kính ngắm quang học đơn giản mà tầm bắn hiệu quả của pháo 85 mm chỉ đạt 1.200 m, khiến Type 62 mất đi rất nhiều sức chiến đấu, đặc biệt là ở địa hình đồi núi nhiều vật cản như biên giới phía Bắc. ( Ảnh tư liệu xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt trong chiến tranh Biên giới 1979)
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Nhận thấy những điểm yếu của Type 62, và thiệt hạ nhãn tiền trong chiến tranh Biên giới 1979, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã phải cấp tốc đưa ra bản nâng cấp Type 62-I vào đầu thập niên 1980. Xe được trang bị diềm chắn xích, thiết bị đo xa laser cho khả năng tác xạ tốt hơn, tấm chắn bảo vệ xạ thủ súng máy. ( Ảnh tư liệu xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt trong chiến tranh Biên giới 1979)
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Mặc dù có nhiều cải tiến đáng kể nhưng nhìn chung Type 62 vẫn không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến tranh hiện đại, do vậy nó đã bị Quân đội Trung Quốc loại biên chế vào năm 2011. ( Hình ảnh tư liệu Quân đội Việt Nam thu giữ 1 chiếc T-62 của quân đội Trung Quốc bỏ lại trong chiến tranh Biên giới năm 1979)
Cuoc chien 17-2-1979: cu 1 tran pha huy 2 xe tang/thiet giap Trung Quoc
Gần như bất lực hoàn toàn trước các loại súng chống tăng nên dễ hiểu vì sao Trung Quốc mất nhiều xe tăng và thiết giáp nhiều đến vậy trong chiến tranh Biên giới. Cho đến thời điểm năm 1979 chưa có cuộc chiến nào trước đâyTrung Quốc mất nhiều xe tăng/ thiết giáp như vậy.
  •  Phú nguyễn (Theo Tiexue.net, xinhuanet)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI