COP-19: Các nước giàu “né” việc bồi thường

22/11/2013 - 19:37

PNO - PN - Nhiều đại biểu thuộc nhóm các nước nghèo đã phản ứng bằng cách bỏ ra khỏi phòng họp tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc (LHQ) tổ chức (COP-19), đang diễn ra tại Warsaw, Ba Lan.

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo gương của nhóm các nước đang phát triển G77 và Trung Quốc (dự hội nghị với tư cách một nước đang phát triển), tổng cộng có đến đại diện 132 quốc gia rời khỏi phòng hội nghị khi các cuộc thảo luận đang diễn ra. Động thái này nhằm phản đối việc các nước phát triển, bao gồm các nước thuộc khối EU, Mỹ, Úc, Nhật… trì hoãn việc xác định những nước nào phải bồi thường, và bồi thường bao nhiêu, do việc tác động đến sự biến đổi khí hậu đến sau năm 2015.

Ông Saleeml Huq, chuyên gia môi trường của LHQ trong lĩnh vực đánh giá tổn thất và thiệt hại vì biến đổi khí hậu, cho biết: “Hội nghị đang tiến hành trong tinh thần hợp tác thì trở nên căng thẳng khi đại biểu của Úc đưa ra đề nghị này”. Sau ba giờ đình hoãn, hội nghị tiếp diễn nhưng từ đó đã hiện rõ hố sâu ngăn cách trong quan điểm của hai bên.

Các nước đang phát triển đề nghị LHQ phải thiết lập một định chế mới để giám sát việc bồi thường này, nhưng các nước giàu không muốn thảo luận về vấn đề bồi thường cho các nước nghèo vào lúc này vì những khoản bồi thường có thể sẽ rất lớn. Bà Hedegaard, ủy viên phụ trách môi trường của EU không phủ nhận việc các nước giàu phải có trách nhiệm trong việc giảm bớt khí thải, yếu tố khiến trái đất ấm dần lên, bởi chính các nước giàu đã thải ra phần lớn khí thải, nhưng “thảo luận chuyện đó vào lúc này là không thích hợp”, bà Hedegaard nói.

COP-19: Cac nuoc giau “ne” viec boi thuong

Tại COP-19 quan điểm các bên vẫn còn nhiều cách biệt - Ảnh: Reuters

Quan điểm của EU, qua phát biểu của bà Hedegaard, đã bị nhiều tổ chức môi trường chỉ trích kịch liệt. Ông Harjeet Singh, người phát ngôn của ActionAid Internatonal, nói: “EU, Mỹ, Úc và Na Uy đã nhắm mắt làm ngơ trước thực tế là thiên tai đang ngày càng khiến cuộc sống của người dân các nước nghèo trở nên khó nhọc và rủi ro hơn. Những mất mát và tổn thất đến từ hiện tượng mực nước biển dâng cao, đất liền bị xâm thực, biến đổi sinh học… là những mất mát không thể tính qua góc nhìn kinh tế được”.

Tuy nhiên, tại hội nghị, cũng đã có một số tín hiệu tích cực. Chẳng hạn, Mỹ, Anh, Na Uy thỏa thuận sẽ dành 280 triệu USD giúp các nước giảm thiểu việc người dân phá rừng nhằm có thêm đất canh tác. Việc phá rừng cũng được xem là một yếu tố quan trọng dẫn đến biến đổi khí hậu.

Hội nghị sẽ kết thúc vào hôm nay (22/11), từng được xem như bước đệm để các nước có thể ký một thỏa ước về vấn đề biến đổi khí hậu vào năm 2015. Tuy nhiên, có vẻ như hội nghị sẽ kết thúc mà không đạt được kết quả như mong muốn.

THIỆN NGA
(Theo Huffington Post, Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI