Cô độc trong cuộc chiến tìm con

04/01/2015 - 18:51

PNO - PNCN - Mỗi năm Trung Quốc có 70.000 trẻ em bị mất tích. Nước này cũng là thị trường "đen" mua bán và xâm phạm trẻ em dữ dội trên thế giới. Dưới đây là hành trình cô độc của những phụ huynh khắc khoải tìm con.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong buổi chiều định mệnh ấy, Yao Li đạp xe ngang qua đường làng và xuất hiện trong đoạn video khá nhiễu. Sau đó, cô bé mất hút trên màn Sáu năm nay, vợ chồng chị Zhang Xiuhong không thể quên được những hình ảnh cuối cùng của con gái 15 tuổi Yao Li mà họ thấy qua một đoạn video giám sát trên đường cô bé đến trường. hình, tất cả những gì còn lại là chiếc giày của em rơi cạnh rãnh nước.

 Co doc trong cuoc chien tim con

Chị Zhang Xiuhong trưng bài báo viết về con gái mất tích của mình - Ảnh: AP

Co doc trong cuoc chien tim con

Chị Zhang Xiuhong đưa ra tấm ảnh con gái đã bị rách toạc trong cuộc chiến tìm con gian nan của mình - Ảnh: AP

Nỗi ám ảnh giày vò bố mẹ Yao Li suốt sáu năm nay vẫn chưa kết thúc. Chị Zhang Xiuhong cùng chồng cố tìm câu trả lời nhưng cũng như các ông bố, bà mẹ của 70.000 trẻ bị mất tích mỗi năm ở Trung Quốc, mọi thứ gần như vô vọng.

Tờ China Daily công bố số liệu kinh hoàng trên và cho rằng, phần lớn các vụ mất tích này là bắt cóc để cung cấp cho các đường dây mua bán con nuôi trái phép, cưỡng bức lao động trẻ vị thành niên hoặc biến trẻ em gái thành nô lệ tình dục. Trung Quốc được xếp vào một trong những nơi có thị trường đen mua bán trẻ em, xâm phạm trẻ em lớn nhất thế giới. Những ông bố, bà mẹ mất con phải đối đầu với hai cửa ải. Thứ nhất, ứng xử thế nào với chính quyền để được tự tìm con mà không bị cáo buộc là gây rối. Thứ hai, can đảm vào tận “hang cọp” để cứu con.

Vợ chồng chị Zhang không ngừng lùng sục mọi ngóc ngách ở Trung Quốc để tìm Yao Li. Hành trình tìm con vất vả và gian nan còn bị cảnh sát liên tục ngăn cản với cáo buộc họ cùng các vị phụ huynh khác đã gây rối trật tự công cộng. Chị Zhang nói: “Chúng tôi gác bỏ mọi thứ để tìm con mình. Những tưởng được cảnh sát hỗ trợ, đằng này, chúng tôi bị xem như tội phạm. Không ai giúp chúng tôi tìm con. Làm sao chúng tôi có thể nuôi tiếp hy vọng?”. Vợ chồng chị đang sống tạm trong một phòng trọ nhỏ, xập xệ ở gần khu vực mà họ nhìn thấy con qua màn hình lần cuối.

Co doc trong cuoc chien tim con

Những hình ảnh, thông tin về trẻ em bị bắt cóc do anh Xiao Chaohua thu thập - Ảnh: AP

Đầu tháng 12, anh Xiao Chaohua, một ông bố mất con trai năm tuổi từ năm 2007 đã gây chú ý trong cộng đồng khi tập hợp nhiều ảnh của trẻ bị bắt cóc và dán chúng lên một chiếc xe tải nhỏ để đi qua từng con phố. Anh muốn đánh động sự chú ý của dư luận, góp phần làm cho tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn. Nhưng cảnh sát đã chặn anh lại và xé bỏ những tấm hình ấy. Anh Xiao Chaohua cho biết, mình không thể làm gì khác ngoài việc duy nhất là tìm con. Hình ảnh con trai luôn hiện lên trong tâm trí anh.

Co doc trong cuoc chien tim con

Chiếc xe tải nhỏ đầy ảnh các bé bị bắt cóc của anh Xiao Chaohua - Ảnh: AP

Cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết sẽ siết chặt luật pháp để ngăn nạn bắt cóc trẻ em. Chính quyền Trung Quốc năm 2009 dù đã công bố triệt phá thành công 11.000 băng nhóm tội phạm, giải thoát 54.000 trẻ, nhưng thực tế vẫn còn hàng trăm ngàn gia đình mất con. Nếu so sánh với con số 100 trẻ bị bắt cóc mỗi năm ở Mỹ sẽ thấy con số 70.000 của Trung Quốc thực sự kinh khủng.

Trên thị trường chợ đen, giá một bé trai có thể đội lên gấp 10 lần khi đến tay người mua, khoảng 32.000 USD. Giá của bé gái là 10.000 USD. Nếu bé xinh xắn, đáng yêu thì giá sẽ cao hơn nhiều lần.

Trong cuộc chiến âm thầm và cô độc này, hiếm hoi lắm mới có trường hợp tìm lại được con. Tháng Mười vừa qua, bộ phim Dearest (Tạm dịch: Con yêu dấu) công chiếu đã lấy nước mắt của hàng triệu khán giả. Phim dựa trên câu chuyện có thật của một cặp vợ chồng tìm được con trai (ba tuổi) sau ba năm thất lạc. Bé trai được tìm thấy ở một ngôi làng phía Tây Trung Quốc. Em ở cùng một phụ nữ lớn tuổi, chính con trai của người này đã bắt cóc cậu bé và đem về cho mẹ khỏa lấp khoảng trống khi anh ta đi làm xa nhà.

Ở Trung Quốc còn có một nhóm do phụ huynh của khoảng 1.000 trẻ bị bắt cóc lập ra để chia sẻ thông tin tìm con. Sáu năm qua, nhóm này chỉ tìm được hai bé, quá ít so với mong đợi. Cả hai trường hợp này đều được bán cho những gia đình hiếm muộn. Nhóm cũng tìm được một bé trai bị bọn buôn người bỏ lại ở cô nhi viện vì chúng phát hiện em có dị tật tim bẩm sinh vài ngày trước khi đưa ra nước ngoài làm con nuôi.

THIÊN NHƯ (Theo China Daily, AP, Wall Street Journal)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI