Chiến thắng đầu tiên

20/03/2014 - 07:35

PNO - PN - Vừa tốt nghiệp đại học ở tuổi 21, Cao Ju những tưởng mình đã nắm bắt được một cơ hội khi thấy trên internet một việc làm rất thích hợp với mình: trợ giảng tại Trường cao đẳng Juren Academy ở Bắc Kinh....

Cao Ju điện thoại đến trường: “Nếu tôi đáp ứng mọi yêu cầu tuyển chọn nhưng không phải là nam giới, liệu tôi có được tuyển hay không?”. Người bên kia trả lời: “Không. Vị trí này chỉ tuyển ứng viên nam”.

Đó là vào tháng 7/2012, đã qua cao điểm của mùa tuyển dụng, Cao Ju lại rất cần tiền. Cô tìm sự trợ giúp từ các tổ chức xã hội với mong muốn có sự công bằng trong trường hợp của mình. Một tổ chức giới thiệu luật sư Huang Yizhi với Cao Ju. Cô đâm đơn kiện Trường Juren Academy. Sau cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn một năm rưỡi, Cao Ju giành phần thắng. Vụ việc được ghi nhận là vụ kiện đầu tiên ở Trung Quốc về phân biệt giới tính ở nơi làm việc. Tháng 12/2013, Hiệu trưởng Trường Juren Academy phải chính thức xin lỗi về mẫu quảng cáo chỉ tuyển nam nhân viên, đồng thời bồi thường Cao Ju một khoản tiền tương đương 5.000 USD vì đã đánh mất của cô một cơ hội việc làm.

Chién tháng dàu tien

Cao Ju (bên trái, che mặt) và luật sư Huang Yizhi - ảnh: Los Angeles Times

Phụ nữ Trung Quốc luôn phải đứng trước những rào cản đáng kể trong quá trình tuyển dụng, đơn xin việc của họ bị xét rất kỹ, thường là phải cho biết họ đã có bạn trai hay chưa, có định sinh con hay không. Phụ nữ đã tốt nghiệp đại học xin ứng tuyển vào cơ quan nhà nước thậm chí còn phải trả lời về những vấn đề sinh lý, như phải cho biết họ có kỳ kinh nguyệt đầu tiên từ khi mấy tuổi. Một phụ nữ đã nói với phóng viên nhật báo Thanh Niên bằng giọng phẫn nộ: “Điều gì đã xảy ra? Phải chăng họ nghĩ người phụ nữ có kỳ kinh bắt đầu vào ngày 1 sẽ có năng lực làm việc hơn người có kỳ kinh bắt đầu vào ngày 10?”.

Những nhà hoạt động nữ quyền Trung Quốc rất phấn khích trước chiến thắng của Cao Ju, tin rằng thắng lợi đó sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều phụ nữ khác. Sau khi biết về trường hợp Cao Ju, một phụ nữ ở Quảng Châu đã khiếu nại vì đơn xin việc của cô nộp đến văn phòng lao động thành phố này đã bị gạt sang một bên, không có lời giải thích. Trong phiên tòa hòa giải, cô gái này nhận được lời xin lỗi chính thức và một khoản bồi thường tượng trưng cho những tổn thất tâm lý.

Chién tháng dàu tien

Phụ nữ Trung Quốc vẫn còn bị phân biệt giới tính trong lúc tìm việc (ảnh: Internet)

Dù thắng kiện, Cao Ju vẫn chưa nguôi mọi chuyện, cũng chưa giải tỏa được áp lực tâm lý. Cao Ju không bao giờ cho phóng viên chụp ảnh trọn gương mặt vì sợ sẽ khó tìm được việc làm, lo các đơn vị tuyển dụng sẽ xem cô là kẻ gây rối. Cô giấu cha mẹ, những nông dân ở tỉnh Sơn Tây, về vụ kiện. “Tôi không muốn người thân của mình lo lắng. Vụ kiện là cách để tôi giải tỏa sự tức giận về vấn đề phân biệt giới tính trong việc làm, nhưng điều đó mang đến nhiều rủi ro cho tương lai của tôi”.

Cao Ju hiện làm việc tại một công ty tư vấn giáo dục. Đó là một công việc không ổn định nên cô muốn tìm một việc làm khác chắc chắn hơn. Nhưng, Cao Ju biết, điều đó không dễ dàng sau những gì đã diễn ra với Trường Juren Academy.

 THIỆN NGA (Theo Los Angeles Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI