Chắt chiu sự sống

15/05/2015 - 10:55

PNO - PN - Dolma Tamang may mắn thoát khỏi cả hai trận động đất. Nhìn vẻ mặt mãn nguyện đầy hạnh phúc của người phụ nữ 28 tuổi bên con trai vừa chào đời, ít ai biết được, để có khoảnh khắc bình yên này, Dolma phải trải qua những...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đôi bàn tay Dolma rướm máu, đầy vết trầy xước vì cố bới từng viên gạch để vươn người lên, tự cứu mình khỏi đống đổ nát trong trận động đất hôm 25/4 vừa qua. Cô chia sẻ, trong lúc thập tử nhất sinh, cô chỉ nghĩ đến cách nào để giữ mạng sống cho con. Cô chẳng màng những đau đớn thể xác, va đập với gạch đá khiến cơ thể tóe máu. Nhờ vậy mà nhân viên cứu hộ mới có thể nhìn thấy và hỗ trợ cô. Con trai Dolma ra đời hai tuần sau khi xảy ra trận động đất. Giờ đây, cô và gia đình phải sống trong lều tạm nhưng với họ, niềm hạnh phúc lớn lao nhất là được nhìn thấy đứa bé khỏe mạnh.

]Chat chiu su song

Dolma Tamang bên con - Ảnh: Red Cross

Chat chiu su song

Con của Dolma Tamang - Ảnh: Red Cross

Chat chiu su song

Asha Shrestha sau cơn vượt cạn - Ảnh: Daily Mail

Chat chiu su song

Anh Bharat, chồng của Asha ẢNH: DAILY MAIL

Thoát khỏi trận động đất đầu tiên, ngày 25/4 làm hơn 8.000 chết, Asha Shrestha (29 tuổi) không thể tin mình phải một lần nữa chứng kiến trận động đất mạnh không kém, ngày 12/5, khi cô chuẩn bị lâm bồn. Lúc ấy, nhiều vách tường của bệnh viện Prashuti Griha xuất hiện những vết nứt. Người thân của Asha quá sợ hãi, phải thay phiên nhau che chở cô. Một giờ sau, Asha hạ sinh con gái và nằm bên cạnh những bà mẹ khác trên hành lang. Nhà của Asha đã bị phá hủy trong trận động đất trước đó, nhưng cô và người thân vẫn kiên cường vượt qua khó khăn, chờ đón sự sống mới.

Chat chiu su song

Em bé bị chôn sống ở nghĩa trang - Ảnh: Australscope

Chat chiu su song

Những trẻ bị bỏ rơi ở một trung tâm - www.allgirlsallowed.org

Mạng sống quý báu như thế, vậy mà vẫn có nhiều người mẹ đành lòng vứt bỏ núm ruột. Song song với hình ảnh những đứa trẻ Nepal sinh ra trong bụi mù của động đất, thì câu chuyện một trẻ sơ sinh Trung Quốc mới bị chôn sống khiến dư luận bàng hoàng. Bé sinh ra với chứng hở hàm ếch, được ba-bốn ngày tuổi thì bố mẹ nhờ người đem vứt ngoài trời rồi hai ngày sau đó mới đem chôn. Khi được phát hiện, bé ho ra cả cục đất. Hiện cảnh sát đã bắt giữ bố mẹ, bà nội, bà ngoại bé và người đàn ông được nhờ để thực hiện hành vi nhẫn tâm này. Nhiều nhà hảo tâm ngỏ ý muốn nhận bé làm con nuôi, nhưng mạng sống của em vẫn đang nguy kịch.

Chat chiu su song

Một bà mẹ từ biệt con để gửi vào “lồng sơ sinh” - Ảnh: China Foto Press

Chat chiu su song

Một bà mẹ từ biệt con để gửi vào “lồng sơ sinh” - Ảnh: China Foto Press

Không phải đứa trẻ kém may mắn nào ở Trung Quốc cũng được cứu sống như em bé nêu trên. Nhiều trẻ dị tật khác bị bỏ rơi vì gia đình không thể lo nổi tiền thuốc hoặc chi phí đến trường. Thậm chí có những gia đình bỏ con vì tư tưởng trọng nam khinh nữ và bị ràng buộc bởi chính sách một con. Nhiều địa phương ở Trung Quốc thành lập các trung tâm chuyên nhận nuôi con của các cặp vợ chồng nghèo khó bỏ lại. Ngoài ra còn có những cơ sở trang bị “lồng sơ sinh” để chăm sóc những trẻ quá nhỏ gặp vấn đề sức khỏe và bị bỏ rơi.

Hiện ở Trung Quốc có 25 cơ sở như thế ở khắp 10 tỉnh thành. Những cơ sở này luôn trong tình trạng quá tải, có những thời điểm phải tạm đóng cửa, không tiếp nhận thêm trẻ vì không đủ điều kiện chăm sóc. Theo Viện Nghiên cứu phúc lợi Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ bị bố mẹ bỏ rơi. Số lượng trẻ cộng dồn, tăng dần mỗi năm trong khi cơ sở vật chất dường như đã ổn định.

Một sinh linh đến với cuộc đời này không mong gì hơn là được khóc và cười trong vòng tay yêu thương của gia đình. Vậy mà có lúc ước mơ nhỏ bé ấy cũng bị chối từ. May mắn trên đời vẫn còn những giọt nước mắt hạnh phúc của những ông bố bà mẹ đối diện trước làn ranh sinh tử để đón lấy “của trời cho” vô giá ấy.

 THIÊN ANH

(Theo Huffington Post, Daily Mail, BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI