Các nước "e ngại", không muốn hợp tác kinh tế với Anh hậu Brexit

05/09/2016 - 12:04

PNO - Trong Hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Hàng Châu, Thủ tướng Anh - bà Theresa May đã gặp phải nhiều áp lực với việc liên kết thương mại với các quốc gia khác sau khi Anh rời EU.

Mỹ tuyên bố rằng sẽ ưu tiên đàm phán thương mại với EU và các nước Thái Bình Dương trước, sau đó mới đến Anh Quốc.

Nhật Bản thì lên tiếng cảnh báo về những "thay đổi mạnh mẽ" sau khi Anh rút khỏi liên minh Châu Âu và đã nói lên những "tác hại" tiềm ẩn hậu Brexit cần phải giải quyết.

Cac nuoc
Bà Theresa May gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia khác ký kết hiệp định thương mại với Anh quốc tại hội nghị G20

Đáp lại những lo ngại của các quốc gia này, bà Theresa May khẳng định nước Anh vẫn sẽ phát triển thịnh vượng bên ngoài vòng tay của EU và sẽ trở thành "nhà lãnh đạo toàn cầu về thương mại tự do".

Khi được hỏi rằng liệu bà có tin tưởng vào chính phủ Trung Quốc khi mà bà đột ngột trì hoãn kế hoạch đầu tư lò phản ứng hạt nhân  Hinkley Point của Trung Quốc vào quốc gia mình, bà May đã trả lời rằng London và Bắc Kinh có mối quan hệ mật thiết và bà muốn mối quan hệ này phát triển xa hơn nữa.

Thủ tướng Anh cho rằng giai đoạn này là thời kỷ "kỷ nguyên vàng" giữa hai quốc gia. Bà cũng cho hay, không chỉ Trung Quốc, bà còn muốn phát triển quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác.

Tuyên bố của bà Theresa May được đưa ra trong bối cảnh Úc có thể là quốc gia đầu tiên ký kết hợp đồng thương mại tự do với Anh trong một tương lai không xa.

Sau Hội nghị, bà Theresa May đã có cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Obama và Tổng thống Putin để tìm kiếm cơ hội phát triển mối quan hệ thương mại song phương với hai cường quốc lớn này.

Sau cuộc gặp mặt, Tổng thống Obama nói rằng mối quan hệ giữa Anh và Hoa Kỳ vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ cho dù Mỹ luôn mong muốn London ở lại EU, và ông sẽ cố gắng hết sức để Brexit không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mối quan hệ giữa hai nước.

Về phía Nga, bà nói với ông Putin trong cuộc đàm phán song phương rằng bà muốn có một mối quan hệ "thẳng thắn và cởi mở" với Moskova trong tương lai.

Quan hệ giữa Londo và Moskova rơi vào căng thẳng từ khi nước Anh buộc tội Nga có liên quan đến cái chết của cựu điệp viên  Alexander Litvinenko. Tuy nhiên, bà Theresa May hi vọng tình trạng đóng băng quan hệ giữa hai nước sẽ dần được cải thiện.

Ngoài ra bà cũng bày tỏ lập trường vững chắc của mình và kêu gọi ông Putin trả lại Crimea, ngừng chiến dịch ném bom ở mặt trận Syria, .....

Có thể coi Hội nghị thượng đỉnh ở Hàng Châu vừa đem lại cho Thủ tướng Anh những thách thức nhưng cũng đem lại cho bà cơ hội chứng tỏ bản lĩnh của nước Anh hậu "chia tay EU".

Phóng viên của BBC nói rằng, mục đích của Thủ tướng Anh khi đến Hội nghị thượng đỉnh lần này là trấn an các đối tác thương mại, các nhà đầu tư đã rót vốn vào nước Anh, và để tạo lòng tin đối với những quốc gia khác. Tuy nhiên, bà không nhận lại được những gì mình mong muốn, hầu hết các quốc gia vẫn còn nghi ngờ về sự phát triển của Anh trong tương lai khi nước này vừa "nhận một cú hích" vào nền kinh tế sau sự kiện Brexit.

Tiêu Giao (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI