Các nhà khoa học sốc khi rác thải nhựa xuất hiện ở nơi khó tin nhất

15/08/2019 - 15:00

PNO - Nhựa siêu nhỏ xuất hiện tại lõi băng được khoan ở Bắc cực khiến các nhà khoa học người Mỹ cảm thấy sốc. Mức độ đe doạ từ rác thải của con người ra môi trường đã tăng lên mức báo động.

Nhựa siêu nhỏ xuất hiện tại lõi băng được khoan ở Bắc cực khiến các nhà khoa học người Mỹ cảm thấy sốc. Mức độ đe doạ từ rác thải của con người ra môi trường đã tăng lên mức báo động.

Nhiều mảnh nhựa nhỏ đã được tìm thấy trong lõi băng do nhóm nhà khoa học người Mỹ khoan ở Bắc Cực. Đây là hình ảnh cho thấy mối đe dọa ô nhiễm môi trường ngày càng tăng đối với môi trường sống của các sinh vật ở vùng biển khó tin nhất.

Để có được những hình ảnh gây sốc này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trực thăng, hạ cánh trên các tảng băng bất kỳ và lấy các mẫu thử nghiệm. Hành trình kéo dài trong 18 ngày. Jacob Strock, một nhà nghiên cứu tại Đại học Rhode Island, cho biết đã dành nhiều tuần để nhìn băng và những thứ trông giống băng trôi nổi trên đại dương.

Cac nha khoa hoc soc khi rac thai nhua xuat hien o noi kho tin nhat
Các nhà khoa học khoan các tảng băng bất kỳ để ghi nhận kết quả

“Khi chúng tôi nhìn vào nó, chúng tôi thấy rất rõ rằng tất cả băng đều bị ô nhiễm. Cho tới khi bạn nhìn nó bằng các thiết bị phù hợp, nó giống như một cú đấm thẳng vào những người chứng kiến”, Jacob Strock nói với Reuters vào hôm 14/8.

Nhóm nghiên cứu đã rút ra 18 lõi băng dài 2 mét từ 4 địa điểm và nhìn thấy các hạt nhựa và sợi nhựa. Ông Brice Loose, nhà nghiên cứu hải dương học tại Đại học Rhode Island, trưởng của đoàn thám hiểm cho biết những mảnh nhựa phong phú về chất liệu, màu sắc, kích thước.

Cac nha khoa hoc soc khi rac thai nhua xuat hien o noi kho tin nhat
Chuyến đi kéo dài 18 ngày cho lại kết quả gây sốc khi nhựa siêu nhỏ xuất hiện ở Bắc cực

Các nhà khoa học mất tinh thần, thậm chí sốc khi tìm thấy rác thải nhựa ở Bắc cực. Sự hoảng loạn này giống với những gì mà một nhóm nhà khoa học thám hiểm khác nhìn thấy nhựa dưới lòng biển ở Marianas, quần đảo thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương trước đó.

Dự án của nhóm nhà khoa học người Mỹ ban đầu nhằm tìm hiểu nguyên nhân biến đổi khí hậu khiến các tảng băng mùa hè tan đi nhanh chóng. Nhưng khác với dự tính ban đầu, những hình ảnh rác nhựa và rác nhựa siêu nhỏ (tên tiếng Anh: microplastic) đang đe doạ sự sống của sinh vật biển tại Bắc cực. Cho đến nay, Liên Hợp Quốc ước tính rằng 100 triệu tấn nhựa đã được đổ xuống các đại dương.

Cac nha khoa hoc soc khi rac thai nhua xuat hien o noi kho tin nhat
Nhìn ảnh được các nhà khoa học chụp lại. Rác thải nhựa và nhựa siêu nhỏ đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các sinh vật biển.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch đưa các mẫu phân tích đến một số trung tâm để hiểu rõ hơn về hậu quả mà rác thải nhựa gây ra đối với cá, chim biển và động vật có vú ở đại dương như cá voi.

Minh Tú (Theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI