Bức tranh u ám của hàng không Indonesia sau tai nạn máy bay

30/10/2018 - 06:20

PNO - Vụ rơi máy bay của hãng hàng không Lion Air một lần nữa khiến ngành hàng không Indonesia đứng trước nguy cơ gặp khủng hoảng.

189 nạn nhân khó sống sót

Buc tranh u am cua hang khong Indonesia sau tai nan may bay
Những mảnh vụ máy bay và vật dụng đang được thu thập nhằm phục vụ quá trình điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Ít có khả năng còn người sống sót sau vụ tai nạn máy bay ngày 29/10. Chưa có thông tin xác nhận chuyện gì đã xảy ra với 189 người có mặt trong chuyến bay tử thần, gặp nạn trong điều kiện thời tiết rất tốt.

Hơn nữa, theo báo cáo từ ông Danang Mandala Prihantoro (người của hãng hàng không Lion Air) thì máy bay Boeing 737 MAX 8 là chiếc máy bay mới và chỉ đưa vào sử dụng tháng Tám năm nay.

Trạm kiểm soát không lưu giữ liên lạc được với máy bay chỉ trong 15 phút sau khi nó cất cánh từ thủ đô Jakarta đến thành phố Pangkal Pinang trên đảo Bangka. Trước khi mất liên lạc, tổ lái có yêu cầu quay về nơi xuất phát và đã được đồng ý, nhưng sau đó , máy bay mất hẳn tín hiệu.

Nhóm 30 thợ lặn đang thay phiên nhau tìm kiếm hộp đen máy bay cùng những mảnh vụn quan trọng để điều tra nguyên nhân máy bay gặp nạn. Cơ quan FlightRadar24 chuyên cung cấp dịch vụ theo dõi hành trình bay cho biết, dữ liệu vệ tinh ban đầu cho thấy chiếc máy bay này đã tăng tốc và hạ độ cao ngay trước thời điểm gặp nạn.

Cũng theo dữ liệu do FlightRadar24 phân tích, máy bay từ đầu đã tăng độ cao mà lẽ ra nếu đúng theo hành trình bay, thời điểm đó là thời điểm giữ độ cao hành trình. Vài phút sau đó, máy bay bất ngờ lao nhanh xuống.

Chuyên gia hàng không Indonesia Gerry Soejatman cho rằng, hành trình bay bất thường có thể cho thấy hệ thống ống pitot của máy bay (dùng để đo vận tốc) đã gặp vấn đề.

Trên thế giới, từng có nhiều vụ tai nạn máy bay xảy ra do nguyên nhân ống pitot bị tắc nghẽn hoặc những vấn đề khác liên quan đến bộ phận này. Nó gây ra sai sót khi đọc vận tốc máy bay.

Buc tranh u am cua hang khong Indonesia sau tai nan may bay
Người thân nạn nhân suy sụp khi biết khả năng sống sót của 189 người có mặt trên chuyến bay là rất thấp.

An toàn bay ở Indoneisa đang ở mức nào?

Được mệnh danh là “quốc gia vạn đảo”, Indonesia có địa hình chỉ thích hợp cho những chuyến bay nếu người dân muốn di chuyển qua lại giữa các đảo nhanh chóng.

Vụ tai nạn lần này thật sự góp phần khiến ngành hàng không Indonesia trên bờ vực khủng hoảng khi niềm tin đặt vào nền hàng không nước này không cao.

Tháng 6/2018, Liên minh châu Âu (EU) đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bay đối với hàng không Indonesia vào không phận các quốc gia thuộc khối này, vốn áp dụng từ năm 2007. Theo đó, EU cho rằng hàng không Indonesia không đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn cần thiết sau một loạt tai nạn máy bay xảy ra ở quốc gia Đông Nam Á.

Vụ tai nạn lần này khiến nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng an toàn của ngành hành không Indonesia. Người dẫn chương trình truyền hình Indonesia Conchita Caroline ngày 29/20 đã chia sẻ trải nghiệm không mấy tốt lành khi cô có mặt trên chuyến bay từ Bali đi Jakarta. Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, động cơ chết máy nhiều lần.  

Buc tranh u am cua hang khong Indonesia sau tai nan may bay
Hình ảnh những gì còn sót lại sau vụ tai nạn.
Buc tranh u am cua hang khong Indonesia sau tai nan may bay
Vật dụng cá nhân của người bị nạn nổi trên mặt nước biển, tại vị trí máy bay rơi. Ảnh: AFP

Tất cả hành khách khi ấy được giữ ngồi yên trên máy bay trong vòng 30 phút mà không nhận được bất cứ lời giải thích nào từ phi hành đoàn. Thậm chí có những lúc máy bay ngắt điện, trẻ em không chịu nổi nóng nực quấy khóc, một số hành khách cao tuổi thì nôn ói. Cảnh tượng lúc ấy vô cùng hỗn loạn.

Conchita cho biết, cuối cùng thì máy bay cũng cất cánh nhưng hệ thống điện không ổn định. Máy điều hòa chập chờn, nhiệt độ dưới sàn nóng hổi và khi Conchita nhìn ra ngoài thì thấy động cơ bên phải đang rung lắc, điều cô chưa từng chứng kiến bao giờ.

Indonesia có 13.000 đảo lớn nhỏ. Lượng hành khách đi máy bay trong năm 2017 tăng gấp ba so với năm 2005, lên đến 97 triệu lượt người. Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư và có thị trường hàng không lớn thứ năm thế giới, nhưng đi cùng với đó, chất lượng an toàn lại không đáp ứng.

Năm 2014, vụ rơi máy bay của hãng AirAsia trên chuyến bay mang số hiệu 8501 khởi hành từ Surabaya đi Singapore đã khiến 162 người chết. Vụ tai nạn ngày 29/10/2018 là vụ tai nạn thứ 15 của hãng Lion Air, tính từ năm 2000 đến nay.

Chính phủ Australia ngày 29/10 đã yêu cầu các quan chức và nhà thầu nước này tránh hợp tác với Lion Air cho đến khi xác định được nguyên nhân vụ tai nạn.

Di Lâm (Theo New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI