Bốn người phụ nữ hiếm hoi xuất hiện ở Hội nghị Thượng đỉnh G20 có vị trí như thế nào?

07/09/2016 - 06:33

PNO - Sau hai ngày làm việc, chiều 5/9, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 11 Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bế mạc tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà lãnh đạo kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, đồng thời cảnh báo nhiều nguy cơ mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt.

Các nhà lãnh đạo thế giới và đại biểu cũng đã thảo luận nhiều nội dung liên quan nhằm tìm ra những giải pháp, động lực mới nhằm sớm đưa kinh tế thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng.

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/9 tuyên bố khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, theo Reuters.

Một số vấn đề chính được thảo luận tại Hội nghị G20 lần này bao gồm việc tăng cường điều phối chính sách, sáng tạo phương thức tăng trưởng mới; tìm kiếm cơ chế quản lý kinh tế tài chính toàn cầu hiệu quả hơn; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư và thương mại toàn cầu; tìm kiếm phương thức phát triển bao dung và liên kết; đầu tư và hạ tầng cơ sở, kết cấu tài chính quốc tế, cải cách cơ quan tài chính, hợp tác thuế quốc tế, tài chính xanh, vốn biến đổi khí hậu, đầu tư chống khủng bố, những vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới...

Hội nghị G20 lần thứ 11 đã nhất trí thúc đẩy xây dựng “Lộ trình sáng tạo tăng trưởng G20”, ban hành “Nguyên tắc chỉ đạo đầu tư toàn cầu G20” và “Chiến lược tăng trưởng thương mại toàn cầu G20” cũng như đưa ra được kế hoạch hành động nghị trình phát triển bền vững đến năm 2030.

Được biết, các nhà lãnh đạo G20 đã thông qua gói các chính sách và hành động mang tên "Đồng thuận Hàng Châu"; cam kết sử dụng tất cả các công cụ chính sách tài chính, tiền tệ và thông qua biện pháp tái cấu trúc để đạt được sự tăng trưởng kinh tế.

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Các lãnh đạo G20 chụp ảnh lưu niệm tại Hàng Châu hôm 4/9. Mối quan hệ của nước chủ nhà với khách và thời gian nắm quyền của các lãnh đạo là hai trong số những yếu tố quyết định vị trí đứng khi chụp ảnh kỷ niệm.

Có thể thấy trong tổng số 36 vị lãnh đạo Thế giới có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc chỉ có hiếm hoi bóng dáng 4 người phụ nữ. Bốn người phụ nữ đó là: Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Giám đốc IMF Christine Lagarde.

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Trong phiên chụp ảnh tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đứng bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thổ Nhĩ Kỳ là chủ nhà của sự kiện năm ngoái ở Antalya, trong khi Đức sẽ là chủ nhà vào năm tới. Đứng bên cạnh bà Merkel và ông Erdogan là Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Chủ tịch trung Quốc Tập Cận Bình dành nhiều thời gian để trò chuyện với Thủ tướng Đức Merkel hơn với những lãnh đạo khác.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Câu chuyện nổi bật giữa hai bên liên quan tới vấn đề thị thực và người tị nạn. Bà Merkel nói bà hy vọng rằng Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết những khác biệt về vấn đề miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ khi di chuyển tại châu Âu.

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Vấn đề thị thực và người tị nạn được thảo luận chủ yếu trong cuộc gặp giữa hai vị lãnh đạo Đức - Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với Đức và châu Âu nói chung, Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn dòng người tị nạn từ Trung Đông tới châu Âu. Vấn đề người tị nạn đã tạo áp lực lớn lên kinh tế, xã hội của các nước châu Âu. Một thỏa thuận về cơ bản giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara sẽ giúp đỡ châu Âu về gánh nặng người tị nạn, đổi lại là việc miễn thị thực cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên các cuộc đàm phán chưa có kết quả vì nhiều lý do, trong đó có vụ đảo chính hôm 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các mối lo về nhân quyền đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Bên cạnh đó, bà Merkel cũng cho biết đang kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bỏ lệnh cấm nghị sĩ Đức thăm 250 binh sĩ Đức đang làm việc ở căn cứ không quân Incirlik.

Thủ tướng Anh Theresa May

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Vị trí chụp ảnh của Thủ tướng Anh Theresa May (áo đỏ) là ở hàng thứ hai.
Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Anh.

Tại hội nghị G20, Thủ tướng Anh Theresa May chịu nhiều áp lực trong việc thảo luận về mối quan hệ thương mại của Anh với Mỹ và nhiều quốc gia khác, sau khi Anh rời khỏi EU.

Bà May luôn khẳng định rằng Anh vẫn có thể thành công, dù không còn là thành viên của EU và sẽ trở thành “nước dẫn đầu về thương mại tự do trên thế giới.”

Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama nói Anh và Mỹ vẫn có mối quan hệ “đặc biệt”, mặc dù Washington muốn Anh tiếp tục là thành viên của EU, nhưng Mỹ sẽ làm mọi cách để Brexit không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên.

Còn trong mối quan hệ với Nga, Thủ tướng Theresa May nói rằng Anh muốn có "một quan hệ cởi mở và thẳng thắn" với Nga, trong cuộc gặp Tổng thống Putin lần đầu tiên sau khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng vì vụ đầu độc điệp viên Alexander Litvinenko vào năm 2006 với cáo buộc theo lệnh của Tổng thống Putin.

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nước Nga -Anh sau khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.

Ngoài ra bà May còn kêu gọi người đứng đầu chính phủ Nga làm mọi cách để chấm dứt tình trạng không kích nhằm vào thương dân Syria và cho phép các đoàn cứu trợ đến những khu vực bị cô lập.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mặc áo đỏ đứng ở hàng trước.
Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như không nồng nhiệt với bà Park mặc dù cả hai người đều mỉm cười.

Mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc liên tục phản đối việc Hàn Quốc và Mỹ triển khai THAAD (Hệ thống Phòng thủ tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối) ở bán đảo Triều Tiên.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 rằng "Xử lý không đúng sẽ không có lợi cho sự ổn định chiến lược trong khu vực và có thể làm tranh chấp sâu sắc thêm".

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Trung Quốc và Nga là hai quốc gia đầu tiên lên tiếng phản đối việc Mỹ và Hàn Quốc quyết định việc điều THAAD đến Hàn Quốc vào hồi cuối tháng 7 vừa quavì cho rằng nó sẽ khiến căng thẳng tại khu vực bán đảo leo thang.

Bà Park phản bác lại vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đều mang tính chất khiêu chiến. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, ổn định và hòa bình trên khu vực bán đảo Triều Tiên nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung. Nó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những thách thức trong mối quan hệ Trung-Hàn.

Đáp lại, ông Tập Cận Bình khẳng định, Trung-Hàn có những lợi ích chung vô cùng to lớn, chính vì vậy cần "tôn trọng mối quan hệ hợp tác hiện có và cần cùng nhau vượt qua khó khăn và thách thức chung". Tập Cận Bình cũng tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh trong việc giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Giám đốc IMF Christine Lagarde

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Những lãnh đạo tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde (mặc áo xanh) hay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thường đứng ở hàng thứ ba khi chụp ảnh chung.
Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?

Trước ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 1/9 kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hành động mạnh mẽ hơn và thực thi các chính sách toàn diện để giúp vực dậy nền kinh tế thế giới.

Nhà lãnh đạo IMF còn nói rằng thể chế này nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay, khi triển vọng kinh tế hiện khá ảm đạm với nhu cầu yếu, đầu tư và thương mại trì trệ, trong lúc tình trạng bất bình đẳng gia tăng.

Bon nguoi phu nu hiem hoi xuat hien o Hoi nghi Thuong dinh G20 co vi tri nhu the nao?
Bà Lagarde tỏ ý không mấy lạc quan về khả năng hội nghị G20 sẽ tạo ra bước đột phá vì cho rằng lãnh đạo các chính phủ chỉ hành động khi họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thật sự.

Bà cũng cảnh báo về nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào “bẫy tăng trưởng thấp” với tình trạng nợ tăng cao, nhu cầu yếu, lực lượng lao động và lao động có tay nghề sụt giảm, trong khi đầu tư và năng suất sa sút. Kinh tế thế giới hiện đang phải đối mặt với rủi ro tiềm tàng do tình trạng tăng trưởng thấp kéo dài kết hợp với sự bất bình đẳng gia tăng.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI