Bi kịch sau tấm ảnh ‘Người phụ nữ tro bụi’ và cơn ác mộng 11/9

12/09/2018 - 09:41

PNO - Vẻ mặt hoảng loạn của Marcy Borders, nhân vật chính của bức ảnh “Người phụ nữ tro bụi” ghim chặt trong tâm trí của bất cứ ai, khiến nỗi ám ảnh ngày 11/9 chưa bao giờ tan biến.

Tấm ảnh biết nói

Bi kich sau tam anh ‘Nguoi phu nu tro bui’ va con ac mong 11/9
Marcy Borders là nhân vật trong bức ảnh "Người phụ nữ tro bụi".

Đây là một trong những tấm ảnh nhiếp ảnh gia Stan Honda của AFP ở Lowe Manhattan chụp được đúng khoảnh khắc thảm kịch xảy ra. Stan Honda cũng là nhân chứng tại hiện trường. Anh nhớ lại: “Một tiếng rền vang thật lớn, như tiếng đoàn tàu lửa rú lên giữa những toàn nhà. Tôi chỉ kịp nhìn thấy ngồn ngộn những đám mây khói và bụi mù bủa vây”.

Honda nhanh chóng di chuyển ra sảnh tòa nhà, nơi đó cảnh sát cố đưa từng người ra khỏi vùng nguy hiểm. Anh bất ngờ nhìn thấy một phụ nữ trên người phủ đầy tro bụi. Chị là Marcy Borders, người phụ nữ trong tấm ảnh nổi tiếng của Honda. Đây cũng là một trong những bức ảnh ám ảnh nhất trong sự kiện lịch sử này.

Chị là nhân viên của Ngân hàng Mỹ, làm việc tại Tòa nhà thương mại thế giới, là nơi là chiếc máy bay đầu tiên đâm vào. Năm ấy, Marcy 28 tuổi.

Bi kich sau tam anh ‘Nguoi phu nu tro bui’ va con ac mong 11/9
Một người gieo mình thoát thân - bức ảnh đầy ám ảnh về vụ khủng bố 11/9.

Cho đến sau khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt, Marcy mới cảm nhận được bình an và từ từ cai nghiện. Nhưng không may, tháng 8/2014, bác sĩ chẩn đoán chị mắc ung thư dạ dày.

Marcy qua đời năm 2015 ở tuổi 42, để lại hai người con.  Khoảnh khắc thất thần trong lúc khủng hoảng ấy không dừng lại. Nó ảm ảnh những năm về sau của Marcy. Chị luôn trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng và bắt đầu tìm đến cần sa như một cách để quên đi tất cả những cảm xúc tiêu cực bên trong.

Thị trưởng thành phố New York Bill DeBlasio chia sẻ: “Một biểu tượng gợi nhớ thảm kịch đau thương đã phải hứng chịu nỗi đau trong chính mình 14 năm qua. Người dân New York tưởng nhớ Marcy và giữ hình ảnh người thân yêu của chị trong trái tim chúng tôi”.

Bi kich sau tam anh ‘Nguoi phu nu tro bui’ va con ac mong 11/9
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc máy bay khủng bố đâm tẳng tòa tháp đôi ngày 11/9/2001.
Bi kich sau tam anh ‘Nguoi phu nu tro bui’ va con ac mong 11/9
Tổng thống Mỹ G.Bush khi được báo tin dữ về vụ khủng bố.

Bộ Y tế Mỹ năm 2012 đã thông qua danh sách một số chứng ung thư phát hiện ở những nạn nhân sống sót sau vụ khủng bố, để nhờ đó những nạn nhân này được nhận tiền bồi thường.

Quỹ bồi thường nạn nhân sau khủng bố là 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên, với trường hợp của Marcy thì chưa có kết luận về mối liên hệ giữa bệnh của chị và biến cố chị gặp phải năm 2001.

Cho đến ngày lìa đời, Marcy một mực tin rằng chị bị ung thư là do lớp bụi của hai tòa tháp đôi phủ kín người, dần xâm nhập và phá hủy cơ thể. Chị từng chia sẻ: “Lớp tro bụi ấy lẽ nào đã khơi mào cho những tế bào ung thư trong tôi, vì tôi không có bệnh tật gì, tình trạng tiểu đường, tăng cholesterol hay cao huyết áp cũng không”.

Bi kich sau tam anh ‘Nguoi phu nu tro bui’ va con ac mong 11/9
Lính cứu hỏa Michael Saber cháy khô cổ sau khi làm nhiệm vụ ở tòa tháp đôi.

Đúng một tháng sau khi Marcy nhận kết luận chị bị ung thư, ba nhân viên cứu hỏa từng tham gia cứu hộ trong vụ khủng bố cũng qua đời trong một ngày vì ung thư.

Khi hay tin Marcy qua đời, Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand nói rằng trái tim chị như bị bóp nát.Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand khi ấy đã có ý kiến: “Trong khi chúng ta tưởng nhớ những anh hùng hi sinh, chịu thiệt thòi trong lúc làm nhiệm vụ thì có một nhân chứng sống đang phải đối mặt với hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt suốt 14 năm qua. Sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng”.

Marcy muốn sống

Bi kich sau tam anh ‘Nguoi phu nu tro bui’ va con ac mong 11/9
Marcy qua đời năm 2015 ở tuổi 42, để lại hai con.

Nhiếp ảnh gia Honda trong bức thư chia sẻ với Washington Post năm 2015 kể rằng, sau khi chụp bức ảnh của Marcy, anh có gặp chị ấy hai lần và bẵng một thời gian rất lâu, anh không còn liên lạc với Marcy nữa. Anh hình dung được Marcy đã trải qua ngày tháng khổ sở như thế nào.

Khi còn sống, Marcy từng kể rằng chị vẫn còn giữ chiếc váy, áo và đôi giày mặc khi chị bị bao trùm bởi bụi mù ngày 11/9. Nhắc đến tấm ảnh lịch sử mà mình là nhân vật chính, Marcy cho biết chị không muốn tự gọi mình là “Người phụ nữ tro bụi”.

Marcy nói: “Tôi cố kéo bản thân ra khỏi ám ảnh mình là một nạn nhân. Tôi là người sống sót. Tôi không muốn là nạn nhân nữa”. Nỗ lực vượt thoát khỏi nghịch cảnh của Marcy mạnh mẽ đúng như trong khoảnh khắc sinh tử ấy.

Trong đám đông nạn nhân hàng ngàn người năm xưa, chính Marcy luôn muốn tìm cách tự mình thoát ra, để được sống.

Noelle Borders, con của Marcy chia sẻ với phóng viên New York Post: “Mẹ con đã trải qua cuộc chiến  không tưởng. Mẹ không chỉ là 'Người phụ nữ tro bụi' mà còn là người hùng, và mẹ sống mãi trong lòng con”.

Anh Thông (Theo Washington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI