Bị đồng Đô la chi phối kinh tế, Nga - Trung nuôi tham vọng thay thế đồng tiền chung TG

20/08/2016 - 10:10

PNO - Sự chi phối của đồng Đô la Mỹ lên nền kinh tế thế giới là rất lớn, trong đó có nhiều quốc gia lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ cũng phải chịu ảnh hưởng từ điều này.

Các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) vẫn là những nước có kinh tế vững mạnh trong thị trường toàn cầu. Tiềm năng kinh tế của họ còn có thể tiến xa hơn nữa và điều này khiến đồng Đô la Mỹ đã có nguy cơ bị trượt giá, nhà kinh tế học người Đức, Ernst Wolff nói với Sputnik.

Bi dong Do la chi phoi kinh te, Nga - Trung nuoi tham vong thay the dong tien chung TG
Các nước BRICS đang cố gắng kiềm chế sức mạnh của đồng Đô la lên thị trường kinh tế toàn cầu.

"Các quốc gia này có một điểm chung đó là đều có  "nền kinh tế quá độ ", họ giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, nhưng lợi thế này chủ yếu lại được các công ty nước ngoài tận dụng, đặc biệt đó là các công ty nước ngoài đã khai thác được nguồn nguyên liệu thô khổng lồ từ các nước BRICS kèm theo đó là khai thác lao động giá rẻ", ông Ernst Wolff nói.

Trong bài phỏng vấn, ông Wolff cũng đưa ra những nhận xét chi tiết về nền kinh tế hiện tại của các nước BRICS và khẳng định những nước này đang rất cố gắng để kìm hãm sự chi phối của đồng Đô la lên thị trường kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc

Khi nói về quốc gia này, ông Wolff  cho rằng, ít nước trên thế giới có nền kinh tế có thể đem ra so sánh với Trung Quốc. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn của hơn 120 quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, Mỹ chỉ duy trì mối quan hệ thương mại với 70 nước. Điều này chứng tỏ đồng Nhân dân tệ cũng có thể là một ứng viên tiềm năng có thể lấn át đồng Đô la Mỹ trong tương lai.

"Nhưng Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các khoản cho vay. Bên cạnh đó, họ có một vài vấn đề trong thị trường bất động sản và có nhiều yếu tố khách quan cản trở sự tăng trưởng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,  Trung Quốc đã đi một chặng đường dài trong suốt những năm qua và bây giờ có lẽ bằng Bắc Kinh đã có sức mạnh kinh tế sánh ngang với Mỹ, "Wolff nói thêm.

Nga

Khi được hỏi liệu Nga có phải đang trên đường thực hiện chiến dịch phục hồi kinh tế, ông nói rằng điều này là chắc chắn .

"Nga không có bất kỳ điểm một điểm tương đồng nào với chính sách của Brazil và của Nam Phi vì các nước đó phụ thuộc quá nhiều vào giá dầu. Tuy nhiên, Nga đang theo đuổi một chính sách đối ngoại rất hợp lý đó là hợp tác thương mại chặt chẽ với Trung Quốc và các nước khác do đó Nga đã khôi phục kinh tế rất nhanh", Ernst Wolff lưu ý.

Brazil

"Brazil đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ trước. Đất nước này đang trong tình trạng suy thoái, tiền lương thực tế đang ở mức rất thấp và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức đáng kinh ngạc: 11%. Thế vận hội đang diễn ra đã phần nào che lấp tất cả những vấn đề nhức nhối này nhưng thực tế kinh tế vẫn còn rất ảm đạm", Wolff nói.

Ngân hàng của các nước BRICS

Ernst Wolf nói rằng, Ngân hàng BRICS đã được đưa vào để kìm hãm sức mạnh của đồng Đô la và Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên cảnh giác về điều này.

"Tuy nhiên, vấn đề là, Ngân hàng phát triển mới đang làm việc như là một phần của hệ thống Đô la mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có quyền in tiền độc quyền. Đây là cách người Mỹ đã cố gắng khiến cả thế giới phải phục tùng dưới chân họ", ông Ernst Wolff nhấn mạnh.


Tiền tệ thế giới thay đổi?

"Đã có nhiều sự nỗ lực để phá vỡ vị trí kiên định vốn có của đồng Đô la như: Saddam Hussein muốn bán dầu của mình cho Euro, Muammar Gaddafi muốn đồng tiền vàng của nước này trở thành đồng tiền chung. Cả hai đã rất cố gắng cho dù không thể đánh bật lại đồng Đô la. Đây là điều mà người Mỹ đang cố gắng ngăn chặn. Điều đó có nghĩa rằng người Mỹ đã sẵn sàng làm mọi điều để bảo vệ hệ thống đồng tiền chung này còn nguyên vẹn ", Wolff lưu ý.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, các hành lang kinh tế

"Trong thời gian gần đây, Tổng thống Erdogan và Putin đã có một cuộc gặp mặt để bàn về nhiều vấn đề song phương, trong đó có kinh tế, cả hai bên đã đồng ý giao dịch bằng đồng Rúp của Nga và đồng Lia của Ý thay cho đồng Đô la. Đây được coi như một hành động tẩy chay đồng Đô la của Mỹ, giống như những gì Saddam Hussein và Muammar Gaddafi đã làm trước đó", Ernst Wolff cho hay.

Như vậy, có thể thấy, sự chi phối của đồng Đô la Mỹ lên nền kinh tế thế giới là rất lớn, trong đó có nhiều quốc gia lớn cũng phải chịu ảnh hưởng từ điều này. Các quốc gia có nền kinh tế tiềm năng như Nga, Trung Quốc đang nỗ lực làm suy giảm sức mạnh của đồng Đô la để không phải chịu sự ảnh hưởng bởi nền kinh tế Mỹ, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quốc gia nào có thể dùng một đồng tiền khác thay thế vị trí của đồng Đô la.

Tiêu Giao (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI