Anh rời EU, Nga - Trung họp mặt "gấp" bàn cách giảm ảnh hưởng thiệt hại

27/06/2016 - 06:48

PNO - Ngoài các nước liên quan trực tiếp, Nga - Trung chính là 2 nước có thiệt hại nặng nề không kém nếu Brexit xảy ra. Hai nước này vừa có cuộc gặp mặt nhằm ổn định kinh tế và ổn định chính sách toàn cầu hóa.

Theo Reuters đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh ngày 25.6.

Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định sự đồng thuận của Nga và Trung Quốc trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.

Anh roi EU, Nga - Trung hop mat
Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh ngày 25.6.

"Tổng thống Putin và tôi đều đồng ý rằng khi đối mặt với những bối cảnh Quốc tế ngày càng phức tạp và thay đổi, chúng ta phải làm việc mạnh mẽ hơn để duy trì tinh thần quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược Nga - Trung" - ông nói.

Tổng thống Nga cho biết, 58 thỏa thuận khác nhau trị giá khoảng 50 tỉ USD đã được thảo luận giữa hai bên, và hai nước sẽ tìm kiếm để đảm bảo thỏa thuận về xây dựng đường sắt cao tốc ở Nga vào cuối năm nay.

Các thỏa thuận song phương bao gồm cả bán cổ phần trong các dự án cho các công ty Trung Quốc, hợp đồng cung cấp dầu và đầu tư chung trong các dự án hóa dầu... đã được ký giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga Putin.

Nga và Trung Quốc đã ký một loạt hợp đồng về năng lượng khi ông Putin tới Bắc Kinh hôm qua 25.6, củng cố quan hệ hai nước trong khi cam kết bảo vệ sự cân bằng quyền lực chiến lược giữa các nước.

"Nga và Trung Quốc có các quan điểm rất gần nhau và gần như giống nhau trên chính trường thế giới" - ông Putin nói.

Chủ tịch Tập Cận Bình nói năm nay đánh dấu 15 năm hiệp ước hữu nghị Nga - Trung và hy vọng hai nước có thể "là bạn mãi mãi".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan thông tấn Nga và Trung Quốc để hai nước có thể "tăng cường ảnh hưởng" báo chí của họ với công luận thế giới.

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo nêu rõ Nga và Trung Quốc cam kết tăng cường ổn định chiến lược toàn cầu.

Cụ thể, hai bên nhất trí bày tỏ quan ngại việc đơn phương triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới, cho rằng đó là hành động thiếu tính xây dựng và có ảnh hưởng tiêu cực tới sự an ninh, ổn định và cân bằng khu vực cũng như toàn cầu.

Tuyên bố giữa hai chính phủ đăng trên trang web của Điện Kremlin cho biết, hai nước kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì năng lực Quân sự ở mức thấp nhất cần thiết cho an ninh quốc gia và kiềm chế các bước đi nhằm mở rộng các liên minh chính trị - quân sự hiện nay. 

Tuyên bố này chỉ trích việc triển khai hệ thống chống tên lửa ở Châu Âu và Châu Á, nói rằng những người triển khai hệ thống này luôn hành động vì những định kiến xấu.

Tuyên bố chung nêu rõ: "Một số quốc gia và liên minh chính trị - Quân sự đang tìm kiếm những lợi thế mang tính quyết định về quân sự và công nghệ quốc phòng nhằm phục vụ lợi ích của riêng họ, thông qua việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Những chính sách như vậy dẫn đến sự phát triển sức mạnh quân sự ngoài tầm kiểm soát và làm rung chuyển hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu". Mặc dù tuyên bố chung không nêu tên quốc gia, tổ chức cụ thể nào nhưng theo Reuters liên minh mà hai bên nhắc đến là khối NATO.

Anh roi EU, Nga - Trung hop mat
Nga và Trung Quốc là 2 quốc gia thiệt hại nặng nề bới Brexit

Có thể thấy vụ việc Brexit, ngoài các quốc gia liên qaun trực tiếp thì Nga và Trung Quốc là hai quốc gia cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề về cả kinh tế và chính trị.

Trung Quốc sẽ mất đi bàn đạp để tấn công hàng hóa, cũng như xâm nhập chính trị vào Châu Âu, nếu Anh rời EU. Việc này cũng đồng nghĩa hàng nghìn dự án đầu tư lớn của Bắc Kinh vào London cũng sẽ không giúp nước này có cơ hội khẳng định vị thế kinh tế ở trời Tây nữa.

Và tất nhiên, một lý do nữa, Trung Quốc cũng sẽ “không vui” với một châu Âu bị điều hành bởi Pháp hay Đức. Hay việc Anh ra đi sẽ không còn nhân vật nào tạo được thế đối trọng với Mỹ ở EU.

Về phía Nga cũng thiệt hại không kém.  Trong vài thập niên gần đây, EU đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga trên thế giới.

Trữ lượng vàng và ngoại tệ của Nga hiện nay ước tính lên tới 360 tỷ USD, phần lớn trong số này (80%) được ký thác ở các ngân hàng nước ngoài, trong đó khoảng 41,5% trữ lượng được tính theo trị giá đồng euro. Vậy nên nếu nền kinh tế của EU bị ảnh hưởng thì Nga cũng không tránh khỏi các thiệt hại

Ngoài ra, London có thể chuyển hướng và thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ. Nga có thể lo ngại rằng liên minh mới do Mỹ dẫn đầu với sự tham gia tích cực của Anh cùng các nước Đông Âu sẽ gây bất lợi cho Nga.

Vì vậy, có thể nói cuộc gặp mặt gần đây của Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình với hàng chục dự án, thỏa thuận kinh tế lớn và với chiến lược toàn cầu hóa một cách rõ ràng giống như việc chuẩn bị một bức bình phong vững chắc để đối phó với tình hình xấu nhất - Anh rời EU.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI