17 nước gặp nhau tại Bangkok bàn cách chặn làn sóng di cư

29/05/2015 - 07:12

PNO - PN - Đại diện của 17 quốc gia hôm nay (29/5) sẽ tham dự hội nghị đặc biệt tại Bangkok, Thái Lan, để thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư Đông Nam Á, trong bối cảnh hàng ngàn người tuyệt vọng chạy trốn bằng thuyền qua vịnh Bengal...

edf40wrjww2tblPage:Content

17 nuoc gap nhau tai Bangkok ban cach chan lan song di cu

Phụ nữ và trẻ em Rohingya đăng ký tại khu vực giam giữ người di cư tại Bayeun, tỉnh Aceh, sau khi hơn 400 người di cư được ngư dân Indonesia đưa vào bờ ngày 20/5 - Ảnh: AFP

Các nhà quan sát nói rằng không rõ hội nghị một ngày này có thể đạt được giải pháp nào cho vấn đề vốn dai dẳng trong khu vực nhiều năm qua, trong khi phần lớn trường hợp bị chính phủ các nước sở tại phớt lờ.

Đầu tháng này, Bangkok bắt đầu một chiến dịch truy quét muộn màng hoạt động buôn người tại khu vực cực Nam nước này, khiến cho hoạt động kinh doanh phi pháp rơi vào tình trạng hỗn loạn, các băng đảng bắt đầu bỏ rơi nạn nhân trong các trại trên đất liền và trên các con tàu lênh đênh trên biển.

Hơn 3.500 người di cư đói lả đã đến được đất Thái Lan, Malaysia và Indonesia, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính hơn 2.500 vẫn còn mắc kẹt trên biển khi những cơn mưa gió mùa đang đến gần. Phần lớn thuyền nhân là người Hồi giáo Rohingya chạy trốn xung đột sắc tộc tại Myanmar hoặc người Bangladesh cố gắng tìm cách thoát khỏi đói nghèo.

Hội nghị đặc biệt, mà Thái Lan nói rằng nhằm giải quyết những "nguyên nhân gốc rễ" của làn sóng di cư hiện nay, là một nỗ lực để tạo ra một mặt trận chung chống nạn buôn bán người trong khu vực, khi trước đó các nước sở tại vẫn né tránh đối đầu ngoại giao trực tiếp về vấn đề nhạy cảm này.

17 nuoc gap nhau tai Bangkok ban cach chan lan song di cu

17 nuoc gap nhau tai Bangkok ban cach chan lan song di cu

17 nuoc gap nhau tai Bangkok ban cach chan lan song di cu

Tình cảnh vô vọng của người di cư Rohingya - Ảnh: Reuters, AFP, Getty Images

Phát biểu trước khi hội nghị bắt đầu một khách sạn ở Bangkok, ông Sam Zarifi, Giám đốc Châu Á của Ủy ban luật gia quốc tế (ICJ) nói rằng “một số nước ASEAN, ẩn đằng sau khái niệm “không can thiệp", đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì xảy ra với người Rohingya ở Myanmar, làm ngơ với sự hoành hành của tình trạng buôn người và mạng lưới buôn người, cũng như nhu cầu ngày người lao động không giấy tờ ngày càng cao”.

Đầu tuần này, Giám đốc nhân quyền của LHQ Zeid Ra'ad Al Hussein nói rằng hội nghị Bangkok sẽ “nắm bắt nhu cầu sắp xếp mạnh hơn để bảo vệ người di cư và người tị nạn".

Các quốc gia tham dự hội nghị ở thủ đô Thái Lan bao gồm các nước trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng di cư hiện nay như Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Myanmar và Bangladesh cũng gửi đại biểu tham dư hội nghị, sau khi hai nước này chịu áp lực ngày càng tăng để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của làn sóng di cư trong khu vực.

Ngoài ra, các quốc gia có quan hệ ít trực tiếp đến cuộc khủng hoảng di cư Đông Nam Á như Afghanistan, Ấn Độ, Iran và Papua New Guinea cũng cử đại biểu tham dự hội nghị Bangkok. Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, LHQ và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cũng gửi quan sát viên đến hội nghị.

VIỆT HƯNG
(Theo AFP, Bangkok Post)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI