Tết Nhật Bản đón thần Toshigamisama

19/02/2015 - 07:39

PNO - PN - Phong tục đón Tết của Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình. Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật để chào đón thần Toshigamisama đến...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Trước Tết, mọi nhà đều trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ xuống hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Người ta tin rằng vị thần Toshigamisama sẽ truyền cho gia chủ một nguồn sinh lực mới vào những chiếc bánh Tết nên sau khi cúng thần, những chiếc bánh này sẽ được chia cho mọi người cùng thưởng thức để tiếp nhận thêm nguồn sinh lực. Người ta thường cho quà, bánh hoặc tiền cho trẻ con khi chúng đến thăm và chúc Tết để cầu mong cho chúng được khỏe mạnh, gia tộc được an khang thịnh vượng.

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết Dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6 ((1873). Phong tục đón Năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được nét truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nạp những nét văn hóa mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian.

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Thông thường người Nhật làm việc đến ngày 28/12, và ngày hôm đó họ sẽ rất bận rộn để chuẩn bị cho bữa tiệc tất niên được gọi là bonenkai. Bonenkai là một bữa tiệc được tổ chức vào cuối năm, thông thường diễn ra giữa các nhóm đồng nghiệp và bạn bè. Mục đích của bữa tiệc, đúng như tên gọi của nó, là để quên đi những điều buồn phiền và lo lắng của năm cũ, sẵn sàng chào đón năm mới với tâm hồn tươi sáng.

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Tuy nhiên, phong tục đón Tết theo kiểu Âm lịch vẫn ăn sâu trong một bộ phận lớn người Nhật, đặc biệt là là các nghi lễ Tết cổ truyền. Theo đó, ngày lễ này được chuẩn bị khá sớm. Khắp nơi vang lên tiếng chày giã gạo làm bánh. Trước cửa nhà treo những cành thông buộc lẫn với lá tre - tượng trưng cho lòng chung thủy và ước vọng trường thọ, đồng thời còn căng thêm sợi dây rơm để xua đuổi những điều xui xẻo.

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Đêm giao thừa, các ngân hàng đều làm việc tới khuya vì mọi người tin muốn may mắn thì phải trả hết nợ năm cũ. Lúc giao thừa, chuông chùa gióng giả điểm 108 tiếng.

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Mồng một Tết, mọi người đi lễ chùa và thăm hỏi nhau, các cô gái ra đồng hái lộc. Mồng hai Tết, mọi công việc đầu tiên trong Năm mới được tiến hành - học trò khai bút, cửa hàng khai trương buôn bán, người dân miền núi làm lễ "vào rừng"...

Tet Nhat Ban don than Toshigamisama

Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở các nước châu Á luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân và chúc phúc cho nhau. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.

PHONG NHA
(Theo Jnto.go.jp, Japantravelinfo.com, Wikipedia)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI