Tây Ban Nha: Biểu tình rầm rộ, phản đối sửa đổi luật phá thai

19/02/2014 - 17:05

PNO - PNO - Phụ nữ trên khắp đất nước Tây Ban Nha, từ Bilbao, Madrid, Barcelona đến Pontevedra, Alicante đang biểu tình rầm rộ, phản đối chính phủ dự định sửa đổi luật phá thai, qua đó hạn chế nghiêm ngặt việc phá thai ở nước này.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tay Ban Nha: Bieu tinh ram ro, phan doi sua doi luat pha thai

Phụ nữ Tây Ban Nha biểu tình, phản đốui việc sửa luật phá thai (ảnh: Independent)

 Hàng đoàn người, thậm chí nằm ngồi bên ngoài các văn phòng đăng ký thương mại của chính phủ đòi yêu cầu đăng ký một cách tượng trưng cơ thể như là tài sản riêng của họ và có giấy chứng nhận chính thức để chứng minh điều đó. Vì thế, cuộc biểu tình diễn ra cả tháng nay được gọi là “những cuộc biểu tình đăng ký”.

Từ năm 2010, Tây Ban Nha cho phép phụ nữ được bỏ thai từ 14 tuần trở xuống. Dự luật mới có sự thay đổi, qui định phá thai là hành động bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng như là hậu quả của sự hiếp dâm, xâm hại hoặc được hai bác sĩ độc lập xác nhận rằng thai yếu có vấn đề có thể gây tổn hại sức khỏe tâm thần hoặc thể chất của người mẹ. Nếu được thông qua, đây sẽ là luật chống phá thai nghiêm ngặt nhất ở châu Âu.

Các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha là nỗ lực mới nhất của các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ. Yolanda Domíngez, một nghệ sĩ ở Madrid, mạnh mẽ lên tiếng: “Nếu họ không đối xử với phụ nữ chúng tôi như con người thực sự mà chỉ xem như vật thể thì chúng tôi sẽ đi đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký cơ thể là tài sản chính thức của mình”. Những người biểu tình cho rằng luật thay đổi sẽ là “bước lùi” cho Tây Ban Nha, và vi phạm quyền phụ nữ đối với cơ thể mình.

Một cuộc khảo sát năm 2012 cho thấy khoảng 80% người Tây Ban Nha bày tỏ những thay đổi về luật phá thai là không cần thiết.

Tuần trước, ba khu vực quốc hội vùng là Catalonia, Extremadura và Andalusia đã bỏ phiếu chống lại việc sửa đổi luật phá thai. Biểu tình không chỉ diễn ra ở Tây Ban Nha mà còn vượt ra ngoài lãnh thổ, như các Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Bỉ và Pháp cũng xảy ra tương tự. Người biểu tình giơ cao biểu tượng “tị nạn”. Vé xe lửa cho “chuyến tàu tự do” cháy vé khi chở hàng trăm nhà hoạt động từ phía bắc Tây Ban Nha đến biểu tình tại Madrid.

Các nhà phân tích cho rằng chính trị đóng một phần lớn trong các cuộc biểu tình, đặc biệt trước các cuộc bầu cử ở châu Âu vào tháng Năm tới đây.

Luật phá thai sửa đổi là một phần cam kết trong tuyên ngôn bầu cử của đảng Đảng Nhân dân cầm quyền của Thủ tướng Mariano Rajoy nhằm "tăng cường bảo vệ quyền sống" cho thai nhi. Những thất bại trong việc giải quyết vấn đề xứ Basque, cũng như vấn đề giảm thuế, nay lại đến các cuộc biểu tình của phụ nữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đảng của ông Mariano Rayoy trong cuộc bầu cử tới. Đây cũng chính là điểm yếu mà các phe đối lập khai thác.

AN KHUÊ (Theo Independent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI