Vé xe buýt thông minh e rằng sớm phá sản

29/10/2014 - 08:26

PNO - PNO - Mới đây, Hà Nội thí điểm dùng vé điện tử cho tuyến xe buýt 06 (Giáp Bát- Cầu Giẽ) và dự kiến sẽ mở rộng nhiều tuyến khác. Nhưng, với tình trạng xe buýt hỗn loạn như hiện nay, dự án vé điện tử nhiều khả năng sẽ sớm...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Nghệ sĩ nhân dân Hà Phương làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam kể lại, ông chỉ đi xe buýt Hà Nội đúng một lần rồi thôi. Ông ngoài 70 tuổi nhưng lên xe không ai nhường ghế, chiếc xe rung lắc liên hồi và bỗng phanh rít lại làm ông ngã sóng soài trên sàn xe.

Đường còn tắc, xe còn ít, nhân viên và người đi xe buýt còn vô ý thức thì những người sợ quá mà tẩy chay xe buýt Hà Nội chắc chắn không chỉ có riêng nghệ sĩ Hà Phương!

Ve xe buyt thong minh e rang som pha san

Xe buýt Hà Nội, hung thần gây ra không ít vụ tai nạn trên đường - Ảnh: Nguyễn Thúy Hằng.

Xe máy hỏng, tôi có nguyên một ngày phải di chuyển bằng xe buýt. Kinh nghiệm từng đi phương tiện này suốt 3 năm đại học không giúp tôi bớt sợ.
14 giờ, tôi lên xe 27 từ một trạm trên đường Cầu Giấy. Tưởng đầu giờ chiều xe thông thoáng, ai ngờ xe đã chật ních người. “Bỏ khẩu trang ra”, “Mua vé đi”, “Đứng xuống cuối xe”, nữ nhân viên chừng 25 tuổi oang oang với khách.

Tôi lùi xuống sát hàng ghế cuối cùng. Mấy bạn sinh viên lâu ngày gặp nhau cười đùa ầm ĩ như ở công viên, người già lắc đầu ngao ngán, nhân viên xé vé quát: “Nói nhỏ thôi!”.

Tôi chờ xe buýt về nhà lúc 16 giờ 30 ở Ngã Tư Sở. Hơn chục người đang nhấp nhổm đợi xe. Chiếc xe 16 vừa đỗ xịch tới, tức thì cửa sau người ùa xuống, cửa trước người ùa lên. Tôi bị dồn ở giữa cửa xe, bác tài gào lên “Nhanh lên”.

Chiếc xe bất ngờ lăn bánh, người cuối cùng rút vội được cái chân vào trong cánh cửa. Một tay bám lên trần xe tìm đường xuống cuối xe, một tay giữ chặt túi xách, bỗng nhiên xe phanh khực lại, tôi ngã dúi dụi, mấy người đứng sau nhào về phía mình.

Đầu xe vọng lại tiếng tài xế chửi đổng một thanh niên đi xe máy ngổ ngáo. Trên xe vẫn nheo nhéo tiếng người kêu bị guốc cao gót dẫm vào chân, tiếng nói chuyện điện thoại oang oang của mấy phụ nữ trung niên.

Đến lúc phải đổi xe ở trạm trung chuyển Cầu Giấy mới thật kinh hoàng. 17 giờ 15, giờ cao điểm. Hàng trăm con người nhốn nháo chỉ chờ chực chiếc xe của mình đến là túa ra. Tôi xuống được xe 16 không phải do mình bước chân mà do bị đám đông hỗn loạn phía sau đang nôn nóng đẩy xuống. Tay nắm chặt điện thoại, túi xách đeo lên phía trước theo kinh nghiệm, đủ các khuôn mặt mệt mỏi, căng thẳng đợi xe đều trở nên đáng nghi ngờ hơn bao giờ hết.

Chiếc xe 32 trờ tới trong vài chục giây ngắn ngủi rồi đóng sập lại, bỏ lại một đám đông hỗn loạn không may mắn phía sau. Tôi toát mồ hôi đứng co rúm cuối xe, lạy trời để không phải ngửi bất cứ thứ mùi gì khó chịu trên chiếc xe không còn một khoảng trống nữa.

Văn hóa xe buýt là đề tài làm tốn giấy mực của báo chí. Trên Diễn đàn xe buýt Hà Nội, có hàng trăm chia sẻ của các bạn sinh viên bàn về cách đi xe buýt văn hóa, an toàn.

Nhìn nhận nhiều hành vi thiếu văn hóa xe buýt có cả từ 2 phía: khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Nhiều bạn trẻ lên xe buýt vẫn túm tụm nói chuyện ầm ĩ, nhai kẹo cao su rồi trét vào luôn thành ghế; thấy người già, phụ nữ mang thai nhất quyết giả vờ ngủ để không phải nhường ghế cho đến khi được nhân viên yêu cầu…

Phụ xe buýt to tiếng với khách là vì xe lúc nào cũng quá đông, đường tắc, nhiều khách hàng chậm xuất trình vé, mua vé… Tài xế đóng cửa xe đột ngột là do bị áp lực về thời gian chạy, tắc đường, quá nhiều người muốn lên xe cùng lúc.

Ở nhiều nước phát triển, xe buýt của họ rộng, đẹp, 3 phút lại có một chuyến. Đường rộng và đẹp thênh thang, người đi xe cứ việc xếp hàng tuần tự, quẹt vé điện tử rồi vào xe. Làm gì có chuyện 10 - 15 phút mới có một chiếc xe cũ kỹ, chật chội đến, người lao lên xe, nhào xuống xe như ăn cướp.

Vé điện tử hay vé giấy truyền thống, muốn duy trì được, trước hết phải nâng cao chất lượng đường sá, xe cộ, nâng cao văn hóa xe buýt, cả với người đi và người khai thác lợi ích từ nó.

NGUYỄN THÚY HẰNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI