Tỷ lệ cấp nước đô thị ở Đông Nam Á chỉ đạt 52%

17/10/2013 - 16:01

PNO - PNO - Tỷ lệ cấp nước đô thị tính trung bình ở các nước ASEAN vẫn còn thấp, mới đạt 52%; chất lượng dịch vụ chưa cao, nhiều thành phố chưa đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ trong ngày.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Trong khuôn khổ triển lãm Vietwater 2013, ngày 17/10, tại TP.HCM, Bộ Xây dựng, Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nước Đông Nam Á - Hướng tới đầu tư bền vững” với sự tham dự của hàng trăm đại biểu đại diện các cơ quan quản lý, các nhà tài trợ, các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, các công ty cấp thoát nước và cung cấp thiết bị Việt Nam và Đông Nam Á.

Ty le cap nuoc do thi o Dong Nam A chi dat 52%

Quang cảnh Diễn đàn "Nước Đông Nam Á - Hướng tới đầu tư bền vững".

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm và diễn đàn, ông Cao Lại Quang, Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam tin tưởng rằng, diễn đàn sẽ là cơ hội đối thoại hiệu quả giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhằm cùng nhau hoàn thiện thể chế ngành nước; mô hình quản lý và cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển ngành nước trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Quang, với sự quan tâm và tập trung ưu tiên của các Chính phủ, sự cố gắng của các công ty nước, lĩnh vực cấp thoát nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu, quy mô công suất, phạm vi và chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện và dần đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân trong khu vực. Tuy nhiên, lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh môi trường của khu vực, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn.

Ông Quang cho rằng, tỷ lệ cấp nước đô thị tính trung bình cho các nước ASEAN vẫn còn thấp, mới đạt 52%; chất lượng dịch vụ chưa cao, nhiều thành phố chưa đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ trong ngày; một số thành phố lớn có tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn cao, tỷ lệ nước thải được xử lý trước khi xả vào môi trường còn thấp, đạt 38% (ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 85%).

Nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, tình trạng ngập úng cũng đang gây bức xúc cho người dân đô thị.

Bên cạnh đó, nguồn lực cho đầu tư, năng lực quản lý, việc lực chọn công nghệ cho phù hợp, nhân thức của cộng đồng, ô nhiễm nguồn nước cũng như tác động bất lợi của biến đổi khí hậu cũng đang là những thách thức lớn đối với khu vực và Việt Nam.

Trình bày về hiện trạng cấp thoát nước đô thị ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, tại Việt nam, tổng công suất thiết kế đạt 6,7 - 6,75 triệu m3/ngày đêm; tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung khoảng 27%.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, tổng nhu cầu đầu tư cấp nước giai đoạn 2011 - 2020 vào khoảng 138.500 tỷ đồng, trong đó dự báo nhu cầu sử dụng nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng 8,8 triệu m3/ngày đêm, đến năm 2020 khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm, mở rộng công suất các nhà máy nước, phát triển mạng lưới đường ống cấp nước ...Về nhu cầu đầu tư thoát nước đô thị giai đoạn 2011 - 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 256.000 tỷ đồng.

Ông Marzuki Mohammad, Hiệp hội ngành nước quốc gia Malaysia cho rằng, nguyên nhân lãng phí lớn nhất là rò rỉ hoặc thất thoát nước (khoảng 57 %) và mục tiêu quốc gia của Malaysia là giảm thất thoát nước xuống 25% vào năm 2020.

Ông Tan Kok Tian, Vụ trưởng Vụ Phát triển công nghiệp Cục Hạ tầng công cộng Singapore cho biết, nhu cầu sử dụng nước bình quân của 5,3 triệu người dân Singapore là 1,82 triệu m3/ngày đêm với chất lượng vệ sinh đạt 100%…

Hoàng Hải

 
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI