Trình diễn lễ hội cầu ngư tại Festival thủy sản Việt Nam

31/03/2014 - 07:47

PNO - PNO - Trong khuôn khổ Festival thủy Việt Nam 2014 tổ chức tại Phú Yên, tối 30 và 31/3, màn trình diễn Lễ hội cầu ngư mang đặc trưng Nam Trung Bộ diễn ra tại 4 địa phương ven biển tỉnh Phú Yên.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Bốn địa phương này cũng cử đội tham gia trình diễn Lễ hội cầu ngư tại Festival, gồm TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, huyện Tuy An và huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên), cùng với 4 đội đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Trinh dien le hoi cau ngu tai Festival thuy san Viet Nam

Trình diễn lễ hội cầu ngư tại Festival Thủy sản VN 2014.

Lễ hội cầu ngư là nét văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển. Lễ được ngư dân mỗi vùng biển tổ chức hàng năm để cầu cho mưa thuận gió hòa, một năm ra khơi thắng lợi và còn là dịp để người dân miền biển tỏ lòng kính ngưỡng đối với Nam Hải Thần Ngư (Cá Ông), vị thần biển che chở cho người dân trước sóng to gió lớn của biển cả mênh mông.

Ngoài những phần lễ tế, nghinh thần, sinh động nhất trong một lễ hội cầu ngư là phần hát múa bả trạo. Hát múa bả trạo vừa là nghi thức tế lễ, vừa là hoạt động nghệ thuật trong lễ cầu ngư.

Trinh dien le hoi cau ngu tai Festival thuy san Viet Nam

Trinh dien le hoi cau ngu tai Festival thuy san Viet Nam

Các tổng lái, tổng cờ trong đội bả trạo.

Bả trạo là một hoạt cảnh múa hát, thể hiện những sinh hoạt, lao động của ngư dân như: chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn các “Đức ông” cùng những người chết sông, chết biển về nơi yên nghỉ, mang ý nghĩa biểu dương công đức cũng như tỏ lòng thương tiếc của ngư dân đối với Nam Hải Thần Ngư.

Nghệ thuật hát múa bả trạo còn mang một nội dung khác không kém phần quan trọng, thể hiện những tâm tư, tình cảm của ngư dân trước cuộc sống đầy thách thức của biển cả mênh mông. Nói cách khác, hát múa bả trạo nhằm phản ánh ước vọng một cuộc sống an lành, no đủ cho cộng đồng cư dân các làng miền biển.

Ông Võ Khôi Biên - Tổng sanh (nhân vật điều khiển vở diễn hát múa bả trạo) đội bảá trạo Mỹ Nghĩa, P. Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) cắt nghĩa: “Đặc sắc trong lễ hội cầu ngư ở Mỹ Nghĩa nói riêng các miền biển khác là phần hát múa bả trạo là tái hiện chân thực những khó khăn, vất vả trong hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản, và những thành công… nhằm khích lệ tinh thần mọi người”.

Đội bả trạo có 19 đến 24 người, tùy theo đặc trưng cầu ngư mỗi vùng miền. Đội có tổng sanh, tổng lái, tổng cờ, tổng thương và trạo phách…

Trinh dien le hoi cau ngu tai Festival thuy san Viet Nam

Lễ hội cầu ngư ở vùng biển được tổ chức trên sông, hoặc tại Lăng Ông Nam Hải.

Đội bả trạo Bình Thái (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định) là một trong những đội bả trạo đầy đủ 24 người gồm tổng sanh, lái, thương, cờ, 2 bồ hồ, 2 lồng đèn cùng 16 trạo phách. Hát múa bả trạo Bình Thái mang dáng dấp của một bài hát bội ở Bình Định, dùng các làn điệu hát nam xuân, nam ai, ngâm xướng… kéo dài 70 phút.

“Hát bả trạo Bình Thái có từ thế kỷ XVII, đến nay là vùng có hát múa bả trạo đầy đủ và bài bản nhất. Một bài hát Bả trạo Bình Thái đầy đủ các tiết tấu, mang nhiều âm điệu, nó như một vở diễn. Hát múa bả trạo Bình Thái là nét đẹp vùng biển Bình Định, là một di sản phi vật thể mà ngành văn hóa Bình Định đang đề xuất công nhận di sản để bảo tồn”, ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình của Sở VH-TT&DL Bình Định chia sẻ.

DỊU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI