TP. Hồ Chí Minh: Tạo việc làm cho người lang thang

11/11/2013 - 19:51

PNO - PN - Trong tháng 11/2013, Trung tâm Hỗ trợ xã hội (TTHTXH) TP.HCM sẽ phối hợp với các doanh nghiệp (DN) thực hiện Đề án dạy nghề, tạo việc làm cho người lang thang ở TP. Khi hồi gia hoặc chuyển đến các TT khác, họ sẽ được TTHTXH TP.HCM...

edf40wrjww2tblPage:Content

TTHTXH là nơi tiếp nhận, chăm sóc nuôi dưỡng ban đầu các đối tượng xin ăn, sống lang thang nơi công cộng và người cơ nhỡ trên địa bàn TP. Từ đầu năm đến nay, TT đã tiếp nhận gần 1.800 lượt đối tượng lang thang (70% đang ở độ tuổi lao động). Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của những người lang thang, chúng tôi thấy họ đều khao khát được học nghề, có việc làm ổn định. Vì vậy, TT đã xây dựng đề án này nhằm giảm nguy cơ người lang thang phạm pháp.

TP. Ho Chi Minh: Tao viec lam cho nguoi lang thang

Người lang thang được tư vấn việc làm tại TTHTXH

* Việc khảo sát nhu cầu việc làm cho những đối tượng này được thực hiện như thế nào, thưa bà?

- Chúng tôi chia ra hai diện đối tượng: được bảo lãnh về với gia đình và chuyển đến các TTHTXH, làm một bản khảo sát xã hội học về việc làm trên giấy và phỏng vấn trực tiếp sở thích, trình độ, tay nghề, các công việc đã làm, công việc mong muốn, rồi đưa ra các nhóm công việc cụ thể để đối tượng chọn. Sau đó, TT sẽ tư vấn định hướng công việc, đưa ra phiếu hỗ trợ học nghề kèm danh sách công việc để họ lựa chọn. Bước đầu, TT đào tạo hai lớp: cắt may và cắt tóc, một tuần học ba ngày. Học viên nào đang lưu trú tại TT sẽ được tự chọn học một trong ba công việc được đào tạo sơ bộ: may công nghiệp, cắt tóc nam nữ, cạo hạt điều. Khi hết thời hạn 30 ngày, họ được chuyển đến các TTHTXH kèm phiếu đăng ký học nghề để tiếp tục học nghề và hồ sơ giới thiệu họ đến một số cơ sở để xin việc làm. Đối với những người được gia đình bảo lãnh, dựa vào nghề mà đối tượng chọn trong phiếu, TT sẽ đưa ra danh sách gồm tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, giấy giới thiệu của TTHTXH để họ xin việc.

* Nhiều DN thường có tâm lý e ngại tuyển dụng các đối tượng lang thang, liệu đề án này có khả thi?

- Đúng là một số DN còn e ngại sử dụng lao động là người lang thang vì sợ xảy ra xung đột trong quan hệ lao động, năng suất lao động, tác phong kỷ luật, bệnh tật… Hiện TT đã kết nối được với một số DN đào tạo nghề cắt may, cắt tóc, bóc tách hạt điều cho các đối tượng lang thang. Sau khi đào tạo, nếu học viên làm việc tốt sẽ được DN nhận vào làm với mức lương từ ba-năm triệu đồng/tháng. Đề án này sẽ giúp người lang thang hòa nhập với cộng đồng bằng công việc ổn định, hạn chế tình trạng tái lang thang.

* Xin cảm ơn bà.

 Quỳnh Mai (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI