Tiền hiếu hỷ, nghỉ mát của người EVN có thể được tính vào giá điện?

18/05/2016 - 10:46

PNO - Dư luận đang có những tranh cãi về việc tiền hiếu, hỉ có được tính vào sản xuất kinh doanh của EVN?

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đó quy định: "Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm cả khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị".

Thông tin trên báo chí nêu rõ, ngoài ra, còn các khoản chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Tuy nhiên, dự thảo của Bộ Tài chính cũng quy định, tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của EVN.

Tien hieu hy, nghi mat cua nguoi EVN co the duoc tinh vao gia dien?
Trụ sở Tập đoàn EVN

Mặc dù mới được đưa lên trang web của Bộ Tài chính chiều qua, nhưng bản dự thảo quy chế này cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, tranh luận của người dân. Phần lớn ý kiến đề không đồng tình việc đưa các khoản chi phúc lợi như hiếu, hỷ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của EVN. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các chi phí hỗ trợ đi lại, nghỉ mát cũng có thể chấp nhận được vì đây cũng là quy định đã áp dụng ở nhiều doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Về việc tính các khoản vào chi phí sản xuất kinh doanh điện, trước đó, đã xảy ra sự cố đổ cột điện số 199 đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa vào ngày 22/4 tại Bắc Giang.

Trao đổi với báo Phụ nữ TP HCM về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, vấn đề này cần phải xem xét cụ thể, chi phí hơn 6 tỷ sẽ không thể lấy từ một người hay quy trách nhiệm cho bất kỳ một cá nhân nào. Chính vì vậy cần phải xem xét cụ thể xem khoản tiền này sẽ hạch toán vào đâu, đơn vị nào. Nếu trong thời kì còn bảo hành thì do bên thi công sẽ phải chịu trách nhiệm.

''Nếu hết thời kì bảo hành thì phải kiểm tra đánh giá chất lượng thực tế. Nếu chất lượng công trình không đảm bảo, xảy ra sự cố phát sinh thì chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm. Mà chủ đầu tư ở đây là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, khi ấy những chi phí phát sinh này sẽ được hạch toán và tính vào giá thành điện'', ông Long phân tích.

Hoàng Dương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI