Thừa Thiên - Huế: 2 tháng, 9 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn

30/11/2014 - 17:23

PNO - PNO - Bác sĩ Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế cho biết từ đầu tháng 10 cho đến nay, có 16 trường hợp bệnh nhân (BN) nhập viện tại khoa này do rắn cắn, trong đó có 9 trường hợp bị rắn lục...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thua Thien - Hue: 2 thang, 9 nguoi bi ran luc duoi do can

Bệnh nhân Võ Văn Đằng, thường xuyên được theo dõi huyết áp.

Hai trường hợp nhập viện mới nhất là anh Võ Văn Đằng, trú tại tổ 16 phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy và Hoàng Mạnh Quang (30 tuổi quê Lệ Ninh, Lệ Thủy, Quảng Bình) hiện đang công tác tại Kho đạn 890 ở thị trấn Phú Bài, cả hai cùng nhập viện ngày 27/1 và đều bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở tay.

Anh Hoàng Mạnh Quang kể, sáng 27/11, anh được cử đi phát quang chống cháy trong đơn vị, làm được 15 phút thì nghe có tiếng cạch một cái, nhìn lại thấy máu ra ở tay, có cảm giác như bị cây đâm vào. Sau đó, anh vạch cành cây ra thì thấy con rắn lục xanh đuôi đỏ nằm dưới cán dao. Lúc đó, đồng đội mới biết anh bị rắn cắn, liền đưa ra Bệnh viện Quân y 208 điều trị, sau đó được chuyển qua Bệnh viện Trung ương Huế.

Bác sĩ Bùi Mạnh Hùng thống kê: từ tháng 10 cho đến nay, khoa Hồi sức cấp cứu đã tiếp nhận 16 bệnh nhân bị rắn cắn, riêng thị xã Hương Thủy có 9 ca, đều do rắn lục đuôi đỏ cắn.

Theo lời BS Hùng, rắn lục đuôi đỏ cũng giống như các loại rắn lục bình thường, sau khi cắn, BN xuất hiện tình trạng đau nhức, sau đó sưng nề. Nếu nặng quá thì có rối loạn chức năng đông máu.

“Khi phát hiện bị rắn lục đuôi đỏ cắn, cần đưa BN đến cơ quan y tế gần nhất để dùng các bệnh pháp cách ly độc tố, sau đó chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị”, BS Bùi Mạnh Hùng khuyến cáo.

Được biết, cả 16 trường hợp BN nhập viện do rắn cắn đến nay không có ca nào có biến chứng, hoặc tính mạng nguy kịch.

THUẬN HÓA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI